Danh mục tài liệu

Thực trạng và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch cho vùng Tây Bắc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 607.96 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào làm rõ thực trạng nguồn nhân lực Tây Bắc (mặt tích cực cũng như những hạn chế tồn tại). Trên cơ sở đưa ra những dự báo về nguồn nhân lực ngành du lịch vùng Tây Bắc trong thời gian tới góp phần đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh Tây Bắc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch cho vùng Tây BắcTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 38 – 47 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHO VÙNG TÂY BẮC Nguyễn Mạnh Hùng Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Tây Bắc đang trở thành nhiệm vụ cấp bách, mang ý nghĩachiến lược và được đặt lên vị trí hàng đầu trong phát triển du lịch của vùng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịchcủa vùng đã bộc lộ những yếu kém, không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch hiện nay. Hoạt động dulịch mang tính tự phát, lao động hầu hết chưa qua đào tạo; hệ thống đào tạo du lịch yếu kém về cơ sở vật chấtcũng như chất lượng giảng dạy…Hơn nữa, yêu cầu về nhân lực có chất lượng trong ngành du lịch ngày càngcao, đặc biệt về yêu cầu kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Trongbài viết này, tác giả tập trung vào làm rõ thực trạng nguồn nhân lực Tây Bắc (mặt tích cực cũng như những hạnchế tồn tại). Trên cơ sở đưa ra những dự báo về nguồn nhân lực ngành du lịch vùng Tây Bắc trong thời gian tớigóp phần đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch các tỉnh Tây Bắc trong bốicảnh hội nhập hiện nay. Từ khoá: Nhân lực du lịch, Phát triển nguồn nhân lực du lịch, Du lịch vùng Tây Bắc.1. Đặt vấn đề Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nguồn lực con người luônluôn là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nềnkinh tế. Nguồn lực con người với tiềm năng tri thức luôn luôn là lợi thế cạnh tranh của cáccông ty, các ngành và nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với ngành Dulịch, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định sự pháttriển của ngành và được đặt lên mối quan tâm hàng đầu. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcdu lịch là một giải pháp quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm2020, tầm nhìn đến 2030. Tây Bắc một bộ phận thuộc lãnh thổ Việt Nam, là địa bàn sinh sống lâu đời của 23 dântộc anh em. Các tỉnh khu vực Tây Bắc nước ta bao gồm 8 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên,Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Hà Giang, diện tích tự nhiên khoảng 5,64 triệu ha,chiếm gần 1/4 diện tích miền Bắc, dân số với 3,5 triệu người. Tây Bắc và con người Tây Bắchồn hậu, cởi mở, chân thành, có truyền thống yêu nước nồng nàn, dũng cảm trong lao động,cùng với nhân dân cả nước sát vai trong bảo vệ dựng xây Tổ quốc từ bao đời nay. Tây Bắc cócảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc riêng. Tây Bắc vớiđường biên giới Việt - Trung và Việt - Lào, luôn gắn với những giá trị hào hùng về lịch sửdựng nước và giữ nước của cha ông. Di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Đền Thượng (Lào Cai),Đền Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ (Lai Châu) , bãi đá cổ Sa Pa, cửa khẩu quốc gia XínMần, cột cờ Lũng Cú (Hà Giang),..các khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó (Cao Bằng),quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, sự độc đáo đaNgày nhận bài: 5/4/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016Liên lạc: Nguyễn Mạnh Hùng- mail: hungtm9989@gmail.com 38sắc màu văn hóa và sự hào hùng, linh thiêng của lịch sử tạo cho Tây Bắc sự giầu có, đa dạngvà hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn là những tiềm năng để phát triển dulịch. Tuy nhiên, để biến những tiềm năng đó thành hiện thực thì nguồn nhân lực du lịch có ýnghĩa quyết định. Trong giai đoạn vừa qua du lịch Tây Bắc đã có bước tăng trưởng đáng kể về lượng khách,việc làm và thu nhập từ du lịch. Đặc biệt, nhờ có sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo quyết liệt củaChính phủ nên hầu hết các tuyến đường huyết mạch cũng như những công trình trọng điểm trênđịa bàn Tây Bắc đã và đang được xây dựng. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư cải thiệnđáng kể so với trước đây, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của vùng nói chung vàhoạt động du lịch nói riêng. Những năm qua theo báo cáo của các tỉnh trong vùng và Bộ Vănhoá Thể thao và du lịch, các tỉnh Tây Bắc đều có sự tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tếvà nội địa với tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt trên 10%. Năm 2013 số lượt kháchquốc tế đến Tây Bắc đạt 1,2 triệu lượt (chiếm 16% trong 7,57 triệu lượt khách quốc tế đến ViệtNam, tăng gần 3 lần so với năm 2005; lượng khách nội địa đạt trên 6,5 triệu lượt trong tổng số35 triệu lượt khách du lịch nội địa); Năm 2014 đón 8,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế1,5 triệu lượt, chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10% cơ cấu khách du lịch cả nước; Năm 2015 số kháchdu lịch 8,9 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 1,6 triệu lượt. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chưađồng đều ở 8 tỉnh Tây Bắc, du khách quốc tế đến mới tập trung ở một số địa danh như MaiChâu - Hoà Bình, Sa Pa - Lào Cai, Mộc Châu - Sơn La, Đền Hùng-Phú Thọ. Điều đó làm chosự phát triển của du lịch tại đây thiếu tính bền vững. Về sản phẩm du lịch đa số du khách đánhgiá còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng trên cơ bản là do nhân lựcdu lịch vừa thiếu lại vừa yếu. Do đó, một trong những nguồn lực cần thiết cho phát triển du lịchcủa các tỉnh khu vực Tây Bắc chính là nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là một trong bốn chiến lược chính trong pháttriển du lịch nước ta, bởi đó là: Lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong mọi hoạtđộng du lịch; Lực lượng tham gia với vai trò chủ thể trong quá trình quản lí, điều hành, thamgia vào quá trình tạo chất lượng sản phẩm du lịch; Là đối tượng khai thác phục vụ du lịch,đồng thời là thị trường rộng lớn tiêu thụ những sản phẩm du lịch; Yếu tố ...