Danh mục tài liệu

Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích 3 nội dung chính: Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở các trường trung học phổ thông hiện nay, nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế, một số đề xuất với trường Đại học Sư phạm trong công tác hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 81-88 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0031 THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề. Họ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh. Các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được trang bị từ trường đại học sư phạm chưa đủ để họ có thể bắt tay ngay vào công việc thực thụ của một nhà giáo cũng như vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt trong thực tiễn. Bởi vậy, họ rất cần được hỗ trợ để phát triển chuyên môn. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích 3 nội dung chính: (1) Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở các trường trung học phổ thông hiên nay, (2) Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế; (3) Một số đề xuất với trường Đại học Sư phạm trong công tác hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Thực trạng, khó khăn, nhu cầu, hỗ trợ nghề nghiệp, giáo viên trẻ. 1. Mở đầu Giáo viên trẻ (GVT) ở trường phổ thông có thực sự cần được hỗ trợ nghề nghiệp không và vì sao GVT phải được hỗ trợ khi mới bước vào nghề?, Ai là người sẽ hỗ trợ họ?,Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - nơi trực tiếp đào tạo họ đã làm gì và làm như thế nào trong việc trợ giúp họ để vượt qua những khó khăn, thách thức khi mới bước vào nghề? Đó là những câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần phải được làm sáng rõ cả về mặt lí luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) trong các trường sư phạm. Thực tiễn cho thấy, đa số GVT mới bước vào nghề thường bị “sốc” và “vỡ mộng” trước thực tế giáo dục (GD) ở phổ thông. Các nghiên cứu ở nước ngoài cho biết “có khoảng 1/3 GVT đã bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi dạy” [1] bởi họ gặp không ít khó khăn, thách thức cả trong dạy học (DH), GD và quản lí học sinh (HS), nhưng ít nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhà trường cũng như từ nơi trực tiếp đào tạo họ. Các cơ sở đào tạo GV cũng như các trường ĐHSP lâu nay chỉ làm nhiệm vụ đào tạo một lần là xong. Nghĩa là trang bị cho SV có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết ban đầu để làm nghề DH mà không quan tâm đến việc hỗ trợ nghề nghiệp cho đội ngũ GVT sau khi ra trường và cũng không chú ý đến các giai đoạn đào tạo như: đào tạo tập sự , đào tạo tiếp tục và bồi dưỡng thường xuyên để phát triển GV. Hầu hết GVT muốn lập nghiệp Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Phạm Thị Kim Anh, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn 81 Phạm Thị Kim Anh và khẳng định vị thế của mình đều phải tự bơi trong hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông để trường thành. Họ rất có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ nhằm hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (NVSP) của bản thân để đáp ứng với công việc và yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông (GDPT). Kết quả 2 cuộc khảo sát của Nguyễn Văn Lộc [2; tr.45] và Đào Thị Oanh [3; tr. 81-87] đã cho biết: có 99,7% GVT (GV tập sự) của 17 trường trung học phổ thông (THPT) thuộc 8 tỉnh phía bắc (Hà Giang, cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên) và 100% GVT có trình độ đại học hiện công tác tại một số trường tiểu học và THPT thuộc 7 tỉnh thành được khảo sát (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình, Đà Nẵng) có nhu cầu được bồi dưỡng, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian mới bước vào nghề. Gần đây, cuộc khảo sát vào năm 2017 của chúng tôi tại 10 trường THPT ở 6 tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hòa Bình, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La cũng cho biết: có 95,4% GVT có nhu cầu cần được hỗ trợ nghề nghiệp, chỉ có 4,6% GV không có nhu cầu hoặc lưỡng lự trong xác định nhu cầu [4]. Để lí giải vì sao GVT cần được hỗ trợ nghề nghiệp trong những năm đầu bước vào nghề dạy học, trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích những khó khăn, thách thức và những điểm yếu của GVT khi mới bước vào nghề. Lí giải nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị cho việc bồi dưỡng, hỗ trợ nghề nghiệp cho GVT ở trường THPT. 2. Nội dung nghiên cứu Như chúng ta đã biết, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Từ đó họ có mong muốn được bù đắp những thiếu hụt. Với cách hiểu như vậy, nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của GVT chính là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của GV được bù đắp những thiếu hụt về chuyên môn và NVSP để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ, môi trường và yêu cầu làm việc của mỗi GV mà họ có những nhu cầu hỗ trợ khác nhau. Ở đây chúng tôi tập trung vào nhu cầu cần hỗ trợ của GVT trước những khó khăn trong DH và GD HS. 2.1. Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của GV t ...

Tài liệu có liên quan: