Danh mục tài liệu

THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.43 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc chống loạn thần nói chung có chỉ số điều trị cao và là những thuốc tương đối an toàn. Trong các thuốc đó, phần lớn các phenothiazin có đường biểu diễn về liều lượng - đáp ứng tương đối dẹt và có thể dùng trong một phạm vi liều lượng rộng. Mặc dầu đôi khi tử vong do quá liều đã được thông báo nhưng việc này hiếm gặp nếu người bệnh được chăm sóc nội khoa tốt và nếu việc sử dụng quá liều không bị phức tạp thêm vì dùng kèm rượu hoặc các thuốc khác....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN THUỐC CHỐNG LOẠN THẦNThuốc chống loạn thần nói chung có chỉ số điều trị cao và là những thuốctương đối an toàn. Trong các thuốc đó, phần lớn các phenothiazin có đườngbiểu diễn về liều lượng - đáp ứng tương đối dẹt và có thể dùng trong mộtphạm vi liều lượng rộng. Mặc dầu đôi khi tử vong do quá liều đã được thôngbáo nhưng việc này hiếm gặp nếu người bệnh được chăm sóc nội khoa tốt vànếu việc sử dụng quá liều không bị phức tạp thêm vì dùng kèm rượu hoặccác thuốc khác. Chỉ số điều trị thấp nhất đối với thioridazin và clorpromazinvà cao nhất đối với các thuốc có hiệu lực hơn. Người bệnh đã chấp nhậnđược với liều clorpromazin tới 10 g và tử vong do quá liều haloperidol đơnđộc chưa được nói tới. Tuy nhiên, tử vong do các tác dụng không mongmuốn của thuốc đã được ghi nhận trong nhiều trường hợp.Do đó cần phải hiểu biết về các tác dụng không mong muốn vì các tác dụngđó là sự gia tăng trực tiếp các tác động dược lý của thuốc. Điều đó có nghĩalà liều đúng cho từng cá nhân thường có thể hạn chế được nguy cơ. Cácphản ứng không mong muốn quan trọng nhất ảnh hưởng tới hệ thần kinhtrung ương, tim mạ ch, thần kinh tự quản và các chức năng nội tiết. Tác dụngngoại tháp có tầm quan trọng lớn sẽ được bàn luận chi tiết dưới đây. Các tácdụng không mong muốn nguy hiểm khác là các cơn co giật, mất bạch cầuhạt và thoái hóa sắc tố võng mạc, tất cả đều hiếm gặp.Tuy nhiên các liều điều trị của các phenothiazin thường có thể gây ngất,đánh trống ngực và nhiều tác dụng kháng cholinergic khác bao gồm ngạtmũi, khô miệng, nhìn mờ, táo bón và triệu chứng to tuyến tiền liệt, bí tiểutiện ở nam. Tác dụng không mong muốn về tim mạch phiền phức nhất là hạhuyết áp tư thế đứng có thể dẫn đến ngất. Huyết áp hạ có thể xảy ra khi dùngcác phenothiazin loại có chuỗi bên aliphatic. Các chất cùng loại piperazin vàcả các thuốc an thần kinh mạnh khác ít gây hạ huyết áp hơn.Tác dụng không mong muốn về thần kinh :Hầu hết các thuốc chống loạn thần đã gây ra nhiều hội chứng thần kinh liênquan đặc biệt tới hệ vận động ngoại tháp. Các phản ứng này đặc biệt nổi bậtkhi điều trị bằng các thuốc có hiệu lực mạnh (các piperazin ba vòng và cácbutyrophenon). Clozapin, thioridazin hoặc liều thấp risperidon ít có khảnăng gây ra các tác dụng không mong muốn ngoại tháp cấp tính.Có sáu hội chứng thần kinh đặc trưng của các thuốc chống loạn thần. Trongsố đó bốn hội chứng (loạn trương lực cơ cấp, không ngồi yên, hội chứngParkin-son và hội chứng an thần kinh ác tính hiếm gặp) thường xuất hiện sớm saukhi cho dùng thuốc, và hai hội chứng (run quanh miệng hiếm gặp và loạnvận động hoặc loạn trương lực muộn) là các hội chứng xuất hiện muộn saukhi điều trị kéo dài.Phản ứng loạn trương lực cấp thường thấy lúc bắt đầu điều trị bằng thuốcloạn thần, đặc biệt đối với các chất có hiệu lực mạnh và có thể biểu lộ nhưnhăn mặt, vẹo cổ hoặc cơn xoay mắt. Các hội chứng đó có thể bị nhầm làcác phản ứng tâm căn hysteria hoặc co giật, nhưng lại đáp ứng điều trị tốtvới các thuốc tiêm chống Parkinson loại kháng cholinergic. Cho uống cácthuốc kháng cholinergic cũng có thể phòng ngừa loạn trương lực, đặc biệt ởngười bệnh nam trẻ tuổi đã được dùng một thuốc an thần kinh có hiệu lựcmạnh. Mặc dầu đã được điều trị nhưng các phản ứng loạn trương lực cơ cấpvẫn gây khiếp sợ cho bệnh nhân; tử vong đột ngột đã xảy ra trong một sốhiếm trường hợp, có thể do suy hô hấp vì loạn trương lực cơ hầu họng, thanhquản và các cơ khác.Chứng không ngồi yên (Akathisia) liên quan tới cảm giác chủ quan bứt rứthoặc khó chịu hay thấy ở chân, phải thường xuyên cử động hơn là tuân theobất kỳ một khuôn mẫu vận động đặc biệt nào. Người bệnh cảm thấy họ phả iđứng dậy đi hoặc liên tục di động và không thể khống chế được xu hướngđó. Chứng không ngồi yên thường hay bị lầm là kích động ở các người bệnhloạn thần; phân biệt triệu chứng đó rất quan trọng vì kích động có thể điềutrị bằng cách tăng liều lượng. Vì đáp ứng của chứng không ngồi yên đối vớicác thuốc chống Parkinson thường không đạt yêu cầu nên cần phải giảm bớtliều lượng thuốc chống loạn thần. Thuốc chống lo âu hoặc liều propranololvừa phải có thể có lợi. Hội chứng phổ biến này thường không được chẩnđoán và thường cản trở dùng thuốc an thần kinh để điều trị.Hội chứng Parkinson có thể không phân biệt được với hội chứng Parkinsonvô căn thường diễn ra dần dần trong khi điều trị các thuốc chống loạn thần.Tần suất bệnh thay đổi theo các thuốc khác nhau. Trên lâm sàng, toàn bộđộng tác hữu ý chậm chạp lại (mất vận động) với vẻ mặt như đeo mặt nạ vàgiảm cử động tay. Hội chứng có đặc tính tiến triển dần dần từ vài ngày đếnvài tuần. Các dấu hiệu dễ thấy nhất là co cứng và run khi nghỉ, đặc biệt ở chitrên. Có thể thấy các động tác như vê thuốc, tuy nhiên do thuốc an thầnkinh, chúng không rõ rệt như trong hội chứng Parkinson vô căn. Các tácdụng không mong muốn kiểu Parkinson có thể bị lầm là trầm cảm vì vẻ mặtít biểu lộ và các cử động chậm chạp có thể giống như các dấu hiệu của trầmcảm. Phản ứng này được xử trí bằng các thuốc chống Parkinson có tính chất cholinergic hoặc bằng amantadin. Sử dụng levodopa hoặckhángbromocriptin đem lại nguy cơ gây vật vã và làm cho bệnh tâm thần nặng lên.Hội chứng ác tính thuốc an thần kinh một bệnh lý hiếm gặp giống như mộtthể rất nặng của hội chứng Parkinson bao gồm cứng đờ, run mạnh hoặc nhẹ,dấu hiệu thực vật không ổn định (mạch và huyết áp không ổn định, sốt cao),sững sờ, tăng creatin kinase trong huyết tương và đôi khi có myoglobin-huyết. Trong thể trầm trọng nhất, hội chứng này có thể kéo dài hơn một tuầnsau khi ngừng thuốc. Vì tử vong cao (trên 10%) nên cần phải điều trị nộikhoa ngay. Phản ứng đó do nhiều loại thuốc an thần kinh, nhưng tỷ lệ mắccó thể lớn hơn khi sử dụng các liều tương đối cao của các thuốc có hiệu lựcmạnh hơn, đặc biệt khi dùng đường tiêm. Ngoài ngừng điều trị tức thời vàtiến hành điều ...