Danh mục tài liệu

Thuốc cổ truyền: Đại cương về thuốc cổ truyền

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.75 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này cung cấp những kiến thức cơ bản về thuốc cổ truyền, bao gồm các khái niệm quan trọng, giúp người học hiểu rõ hơn về lĩnh vực này. Nội dung bài học sẽ trình bày về tứ khí (tính chất thuốc), ngũ vị (vị thuốc), và quy kinh (kinh lạc thuốc tác động đến). Ngoài ra, bài học còn phân tích khuynh hướng tác dụng và tương tác giữa các vị thuốc, giúp người học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và sự phối hợp giữa các vị thuốc trong một bài thuốc. Đây là nền tảng kiến thức quan trọng để hiểu sâu hơn về y học cổ truyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc cổ truyền: Đại cương về thuốc cổ truyền THUỐC CỔ TRUYỀN: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC CỔ TRUYỀNMỤC TIÊU 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản của Thuốc cổ truyền. 2. Trình bày được tứ khí, ngũ vị, quy kinh. 3. Phân tích được khuynh hướng tác dụng và tương tác của Thuốc cổ truyền.NỘI DUNG1. Định nghĩa. Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc đượcphối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một haynhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnhhoặc có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài định nghĩa cơ bản trên, cần hiểu biết một số khái niệm có liên quan đếnthuốc cổ truyền: - Cổ phương là phương thuốc được sử dụng đúng như sách vở cổ (cũ) đã ghivề: số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của thuốc. - Cổ phương gia giảm là phương thuốc có sự gia giảm về số vị thuốc, lượngtừng vị, đôi khi cả cách chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy thuốctrong đó cổ phương vẫn là cơ bản (hạch tâm). - Thuốc gia truyền là những môn thuốc, bài thuốc, trị một chứng bệnh nhất địnhcó hiệu quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền lâu đờitrong gia đình. - Tân phương (phương thuốc cổ truyền mới) được lập phương theo lý luận củay học cổ truyền, cũng được chỉ ra về công năng, chủ trị, liều lượng, cách dùng mộtcách cụ thể.2. Tứ khí Thuốc cổ truyền có tứ khí (bốn khí) đó là hàn, lương, ôn, nhiệt. Tứ khí chỉ mứcđộ lạnh và nóng khác nhau của vị thuốc; đương nhiên tính hàn có mức độ lạnh hơntính lương; tương tự tính nhiệt có mức độ nóng hơn tính ôn. Ở giữa mức độ của hànlương, ôn nhiệt còn có tính bình. Như vậy tính của vị thuốc tồn tại một cách khách 85quan và mang tính chất tương đối. Tính chất của mỗi vị thuốc được quyết định thôngqua tác dụng của chúng với những bệnh có tính đối lập. - Những vị thuốc được gọi là thuốc có tính hàn hoặc lương là trên thực tiễn,chúng cố thể được dùng để điều trị những bệnh thuộc tính nhiệt. Ví dụ thạch cao cótính hàn vì thạch cao có tác dụng đối với bệnh sốt cao; hoàng liên cũng có tính hàn vìhoàng liên có tác dụng thanh tam hỏa; miết giáp có tính hàn vì nó có tác dụng trừ nhiệtphục do thể âm hư. Trong khi đó mạch môn, kim tiền thảo, lạc tiên… lại có tính lương(tính mát), vì tính lạnh của nó thấp hơn, ví dụ: mạch môn có tác dụng chữa bệnh ho donhiệt, kim tiền thảo chữa bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện vàng, đỏ, buốt, dắt…Tóm lại thuốc có tính hàn, lương có tác dụng thanh nhiệt tỏa hỏa, lương huyết (làmmát máu) giải độc, lợi tiểu… thường được dùng để chữa sốt, chữa chứng âm hư gâynóng trong cơ thể, hoặc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Nói một cách khác chúngcó tác dụng ức chế sự hưng phấn quá mức của cơ năng toàn bộ hay cục bộ. Ví dụ ứcchế trung khu điều hòa nhiệt độ, ức chế hệ thống thần kinh, giảm trương lực hoặc nhuđộng ruột. Về thành phần hóa học, các vị thuốc mang tính hàn lương, phần lớn trongthành phần có các hợp chất glycozid, alcaloid, chất đắng… - Những vị thuốc được gọi là thuốc có tính nhiệt (nóng) hoặc tính ôn (ấm) trênthực tế chúng được dùng để điều trị các bệnh thuộc tính hàn. Ví dụ: quế, nhục, phụtử…có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với các bệnh chứng hàn, hàn nhập lý (dùng quếnhục), thận hư hàn (dùng phụ tử). Trong khi đó ma hoàng, tía tô, kinh giới có tính ônvì bản thân chúng chữa các bệnh mang triệu trứng hàn, song mức độ thấp hơn (cảmmạo phong hàn). Tóm lại các thuốc có tính nhiệt hoặc ôn, có tác dụng giải cảm hàn,phát hoãn, thông kinh, thông mạch hoạt huyết, giảm đau, hồi dương cứu thoát… Nóicách khác, nó có tác dụng hưng phấn đối với sự suy nhược cơ năng cục bộ hay toànbộ, ví dụ chức năng tuần hoàn tiêu hóa kém, chuyển hóa cơ bản thấp, suy nhược cơthể, suy nhược hô hấp hoặc khả năng tạo huyết kém… về thành phần hóa học, các vịthuốc mang tính nhiệt, ôn được thể hiện rõ trong thành phần có các hợp chất tinh dầu(đa phần chứa nhân thơm), quế, đại hồi, xương bồ, đinh hương… - Các vị thuốc có tính bình trên thực tế chúng có tác dụng lợi thấp, lợi tiểu, hạkhí, long đờm, bổ tỳ vị. Ví dụ: hoài sơn, cam thảo, bạch cương tằm, tỳ giải, kim tiềnthảo, râu ngô… 863. Ngũ vị Mỗi dược liệu được đặc trưng bởi một hay nhiều vị do cảm giác của lưỡi đemlại; có thể chỉ có một vị đắng như hoàng cầm, hoàng bá, xuyên tâm liên; có thể có haivị vừa đắng lại vừa ngọt như địa cốt bì, thảo quyết minh; hoặc vừa đắng lại vừa caynhư cát cánh, hoặc vừa cay lại vừa mặn như tạo giác, cay mà lại chua như ngư tinhthảo. Cũng có khi có 3 vị như tê giác: đắng, chua , mặn. Cá biệt có tới năm vị như ngũvị tử (chua, cay, đắng, mặn, ngọt). Trên thực tế còn có vị nhạt, chát là những vị thứ yếu.3.1. Vị cay (vị tân) Có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn, hành khí, hành huyết giảm đau, khaikhiếu. Thường dùng vị cay trong các bệnh cảm mạo hoặc các bệnh đầy bụng, trướngbụng, đau bụng, dùng thuốc cay với tính chất khử hàn ôn trung chỉ thống: chữa đaurăng, đau buốt cơ nhục…Trên thực tế có một ít vị thuốc thực chất khi nhấm khôngthấy vị cay, song do có tác dụng phát hãn nên cũng được coi như có vị cay như vị cátcăn. Về thành phần hoá học, vị cay chủ yếu là vị của các thành phần tinh dầu trongdược liệu, đôi khi là alcoloid (trong phụ tử).3.2. Vị ngọt (vị cam) Có tác dụng hòa hoãn, giải co quắp của cơ nhục, tác dụng nhuận tràng, làm cơthể tỉnh táo và bồi bổ cơ thể. Ví dụ: mật ong, cam thảo, di đường, cam giá… Nhiều vịthuốc khi dùng với tác dụng bổ còn tiến hành trích với mật ong để tăng vị ngọt. Ví dụ:hoàng kỳ, đảng sâm, cam thảo trích với mật ong để bổ tỳ, kiện vị…3.3. Vị đắng (vị khổ) Có ở rất nhiều vị thuốc. Nói chung vị đắng có tác dụng tương đối mạnh. Mứcđộ đắng của vị thuốc có thể từ đắng ...