Danh mục tài liệu

Thuốc điều trị chốc

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.82 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên nhân gây chốc đều là do liên cầu hoặc tụ cầu hoặc phối hợp cả hai. Vi khuẩn gây bệnh khu trú rất nông ngay ở lớp biểu bì. Bệnh chốc có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp từ vị trí này đến vị trí khác trên cùng một bệnh nhân hoặc từ bệnh nhân sang người khác. Các dát đỏ khoảng 2-3mm xuất hiện trước rồi trên nền các dát đỏ này hình thành các mụn nước, bọng nước. Lúc đầu mụn nước, bọng nước chứa dịch trong rồi hóa mủ ngay sau đó. Mụn nước,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc điều trị chốc Thuốc điều trị chốc Nguyên nhân gây chốc đều là do liên cầu hoặc tụ cầu hoặc phốihợp cả hai. Vi khuẩn gây bệnh khu trú rất nông ngay ở lớp biểu bì.Bệnh chốc có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp từ vị trí này đến vị trí kháctrên cùng một bệnh nhân hoặc từ bệnh nhân sang người khác. Các dát đỏ khoảng 2-3mm xuất hiện trước rồi trên nền các dát đỏ nàyhình thành các mụn nước, bọng nước. Lúc đầu mụn nước, bọng nước chứadịch trong rồi hóa mủ ngay sau đó. Mụn nước, bọng nước có thành rất mỏngvà nhanh chóng bị vỡ. Dịch tiết chảy ra, khô dần đóng lại thành vảy tiết màu vàng như sápong, ẩm ướt. Nếu cạy vảy đi thì thấy nền da phía dưới ẩm, có màu đỏ hồngvà lại tiếp tục tiết dịch. Sau 1-2 ngày tổn thương lành ở giữa và các mụnnước nhỏ lại mọc lan ra xung quanh tạo thành một đám tổn thương lớn cóhình tròn hoặc đôi khi có hình nhiều vòng cung. Tổn thương hay xuất hiện ởbộ phận hở: mặt, cổ, đầu bàn tay, chân... Lúc đầu tổn thương da khu trú ở một vị trí sau lan sang nhiều vị trí.Đôi khi có sưng hạch ngoại vi cận kề kèm theo. Nhiều trường hợp bệnh cóthể tự khỏi nhưng có trường hợp bệnh lại kéo dài vài tuần thậm chí hàngtháng. Phần lớn các trường hợp cần phải được điều trị đúng cách thì bệnhmới khỏi và không có biến chứng. Biến chứng tại chỗ như sưng tấy lan rộng, loét... Biến chứng toàn thânnhư viêm cầu thận cấp, viêm khớp nhiễm khuẩn kèm theo sốt, thậm chí cóthể gây nhiễm trùng huyết... Về điều trị: Tại chỗ nếu tổn thương tiết dịch nhiều thì có thể đắp ướtbằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch jarish để hút khô dịch, mủ. Khi tổnthương tiết dịch ít nhưng vẫn ướt thì nên bôi các dung dịch kháng sinh, dungdịch màu như xanh methylen, castelani... Nếu tổn thương khô thì bôi các loại kem hoặc mỡ kháng sinh, tốt nhấtlà dùng fucidin (hoặc foban, hoặc bactroban). Ngày bôi 2 lần cho đến khi tổnthương khỏi. Không cần gãi hoặc cạo ra trước khi bôi thuốc, đặc biệt làkhông nên bóc các vảy tiết dù vảy đã khô mà phải để dưới tác dụng củathuốc mỡ ngấm sâu vào sẽ làm vảy tự bong ra. Về điều trị toàn thân: Phải có chỉ định bắt buộc dùng một đợt khángsinh đặc biệt là khi tổn thương chốc bị loét sâu xuống mà xung quanh bờ tổnthương có viền da tím sẫm. Các kháng sinh penicillin, methicillin thường rấtkém hiệu quả. Erythromycin cũng bị kháng ở nhiều trường hợp. Ta nên dùngcác thuốc hiệu quả hơn như: cephalexin, cefixime, roxithromycin,spiramycin... Thời gian dùng thuốc từ 5-7 ngày tùy theo bác sĩ kê đơn. Các trườnghợp tiên lượng có biến chứng thì phải sử dụng kháng sinh đường tiêm dướisự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: