
Thuốc điều trị nấm bàn chân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc điều trị nấm bàn chân Thuốc điều trị nấm bàn chânNấm bàn chân là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiễm nấm ở vùng bàn chân vàcác kẽ ngón chân. Đây là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp nhất ở nhiềunơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và một số vùng của châu Phi,châu Âu. Ước tính, 70% số người trên thế giới có ít nhất 1 lần bị nhiễm nấm bànchân trong thời gian sống.Nguyên nhânNguyên nhân chủ yếu gây nấm bàn chân là các chủng nấm Trichophyton rubrum,Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosum, trong đó, Trichophytonrubrum là nguyên nhân thường gặp nhất trên toàn thế giới. Một số nguyên nhân khác ítgặp hơn là các loại nấm Trichophyton tonsurans (ở trẻ em), Scytalidium dimidiatum,Scytalidium hyalinum và các chủng Candida. Các loại nấm này xâm nhập vào lớp sừngtrên bề mặt da bằng cách tiết ra các men keratinase có khả năng tiêu chất sừng. Ngoài ra,chúng còn có chứa các chất có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm sựsinh sản của các tế bào sừng, gây tình trạng nhiễm trùng mạn tính. Da bàn chân không cótuyến bã cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở bàn chân vì cácchất bã có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh. Da bàn chân bịtrầy xước, tăng tiết mồ hôi chân, thường xuyên mang giày kín trong môi trường nóng ẩmhoặc chân bị ngâm nước kéo dài cũng là những yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập củanấm.Biểu hiện của bệnh Nấm kẽ chân.Nấm bàn chân có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 chân, biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào vùngda bị nhiễm nấm và loại nấm gây bệnh. Viêm kẽ là dạng tổn thương đặc trưng của nấmbàn chân, biểu hiện với các đám ban đỏ, nứt kẽ, tiết dịch ẩm ướt và đóng vảy tiết ở kẽchân, thường gặp nhất là kẽ giữa các ngón 3, 4 và 5. Bệnh nhân có ngứa nhiều, đôi khitổn thương có thể lan xuống mặt gan chân, hiếm khi lan lên mu chân. Bội nhiễm vi khuẩncũng thường xảy ra sau nhiễm nấm làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn và bệnh nhâncó thể đau nhức. Ở gan bàn chân và mu chân, bệnh thường biểu hiện với các đám ban đỏhình vòng cung, đường kính 1 - 5 cm, đóng vảy, ranh giới của tổn thương khá rõ, bờ gồcao với các mụn nước hoặc vảy da, vùng da ở giữa thường có màu sắc tương đối bìnhthường. Bệnh nhân thường có ngứa ít hoặc không ngứa, tổn thương có xu hướng bongvảy mạn tính. Viêm và nổi mụn nước cũng là một dạng tổn thương có thể gặp của nấmbàn chân. Trong thể này, bệnh nhân có nổi các mụn nước hoặc bọng nước trong hoặc cómủ, gây ngứa và đau, thường ở mu chân và phía trước của gan bàn chân, sau khi vỡ để lạivảy tiết và ban đỏ dai dẳng. Loét là thể nặng nhất của nấm bàn chân, thường gặp ở nhữngbệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường.Phòng bệnh và điều trịNấm bàn chân cần được điều trị với các thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân hoặcphối hợp cả hai. Các thuốc chống nấm tại chỗ có thể được dùng trong 1 - 6 tuần, tùy từngloại thuốc và loại tổn thương. Những bệnh nhân với tổn thương dày sừng mạn tính ở ganbàn chân nên được dùng thuốc chống nấm tại chỗ ở cả mặt dưới và mặt bên của bànchân. Ngoài ra, với dạng tổn thương này, việc dùng các thuốc chống nấm đơn thuầnthường không hiệu quả, cần phối hợp thêm các thuốc có tác dụng bạt sừng như salicylicacid. Các trường hợp nấm kẽ chân cũng nên được bôi thuốc chống nấm ở tại vùng tổnthương và cả gan bàn chân để đề phòng khả năng lan rộng của tổn thương. Các thuốcchống nấm đường toàn thân thường được sử dụng trong những thể nặng như thể có bọngnước, trợt loét, những trường hợp có kết hợp với nấm ở nơi khác hoặc ở những bệnh nhâncó tiểu đường, suy giảm miễn dịch. Trong quá trình điều trị nấm bàn chân, khi triệuchứng mới thuyên giảm, nếu người bệnh đột ngột ngưng dùng thuốc có thể làm bệnhnặng trở lại. Do đó, người bệnh nên được kê đơn một số lượng thuốc đủ lớn để có thểdùng đủ lộ trình điều trị và phải được hướng dẫn để đảm bảo sự tuân thủ điều trị.Các thuốc chống nấm tại chỗ: Các dẫn xuất nhóm imidazole có hiệu quả rất tốt trong điềutrị nấm bàn chân, đặc biệt là nấm kẽ chân do chúng có khả năng chống lại hầu hết cácloại nấm gây bệnh, một số loại trong đó còn có tác dụng diệt khuẩn (như econazole). Cácthuốc thường được sử dụng trong nhóm này là clotrimazole cream 1% (thoa 2 - 3 lần mỗingày trong 2 - 6 tuần, không nên dùng cho trẻ em), econazole cream 1% (thoa 1 - 2 lầnmỗi ngày trong 4 tuần), ketoconazole cream 1% (thoa 1 -2 lần mỗi ngày trong 2 - 4 tuần),miconazole dung dịch 2% (dùng 2 lần mỗi ngày trong 2 - 6 tuần), oxiconazole cream 1%(thoa 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần), Sertaconazole nitrate cream (thoa 2 lần mỗi ngàytrong 4 tuần, không dùng ở trẻ dưới 12 tuổi)... Terbinafine cũng là một hoạt chất được ưadùng do khả năng diệt nấm mạnh, có thể hiệu quả sau 1 tuần điều trị. Thuốc được dùngtại chỗ 2 lần mỗi ngày trong 1 - 4 tuần, không nên dùng ở trẻ dưới 12 tuổi.Các thuốc chống nấm đường uống: thường sử dụng nhất là itracon ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 29 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 23 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 22 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 21 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 21 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 21 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 20 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 20 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0 -
Tự xoa bóp phòng ngừa thiếu máu cơ tim
2 trang 19 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 19 0 0