Danh mục tài liệu

Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt động

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 608.34 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu là giúp các nhà quản lý và các nhà đầu tư nhận biết được những ưu điểm cũng như hạn chế khi sử dụng thước đo EVA. Cụ thể, nghiên cứu sẽ giúp trả lời các câu hỏi: EVA là gì? Ưu điểm và hạn chế của EVA? EVA được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN như thế nào?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt độngNguyễn Thị Thu Ngân 315 Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt động Nguyễn Thị Thu Ngân[1] 1 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin nttngan@cit.udn.vn Tóm tắt. Việc nhận diện thước đo Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) là một thước đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp (DN) còn khá mới mẻ nhưng cũng rất cần thiết đối với các DN Việt Nam. Các nhà đầu tư ngoài việc quan tâm đến kết quả kinh doanh của DN như các nhà quản lý thì họ còn muốn biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra có thu nhập thực sự là bao nhiêu sau khi tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Thước đo EVA là thước đo duy nhất giúp giải quyết được vấn đề đó. Mục đích của nghiên cứu là giúp các nhà quản lý và các nhà đầu tư nhận biết được những ưu điểm cũng như hạn chế khi sử dụng thước đo EVA. Cụ thể, nghiên cứu sẽ giúp trả lời các câu hỏi: EVA là gì? Ưu điểm và hạn chế của EVA? EVA được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN như thế nào? Từ khóa: Giá trị tăng thêm, thành quả hoạt động, vốn đầu tư, chi phí sử dụng vốn, lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế.1 Đặt vấn đề Thước đo EVA - Giá trị kinh tế tăng thêm được biết đến như là một công cụ đo lường thànhquả hoạt động của một DN. EVA có thể được dùng để ước tính giá trị tổng thể của công ty, xácđịnh giá trị nội tại, và để giải quyết lợi ích kinh tế của ban lãnh đạo (Baran và cộng sự, 2007).Từ đó, nó được vận dụng thành công trong các tập đoàn lớn tại Mỹ, ngày càng nhiều các côngty dựa trên EVA để đánh giá và khen thưởng cho các quản lý trong tất cả các bộ phận. Các thước đo truyền thống đánh giá hoạt động của DN trên nhiều khía cạnh khác nhau vàthoả mãn nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì kếtquả đánh giá mà các các thước đo đưa ra là khác nhau hay thậm chí là trái ngược nhau (Aslamvà cộng sự, 2015). Điều này làm các nhà quản lý phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong việcđưa ra quyết định phù hợp và các quyết định đầu tư sẽ không chắc chắn trong trường hợp nhưvậy. Cần có một thước đo có thể cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thấy được giá trịthực sự của DN và lợi nhuận mà DN tạo ra có tạo ra tiền cho cổ đông hay không? Và EVA làthước đo có thể giải quyết được các vấn đề trên. Ngoài ra, nó còn là cở sở khen thưởng các nhàquản lý phù hợp với thành quả mà họ mang lại cho DN.2 Định nghĩa EVA Mặc dù EVA là thước đo tài chính khá mới nhưng nền tảng khái niệm của nó thì không mới,nó có nguồn gốc từ khái niệm lợi nhuận còn lại (Residual Income - RI) mà nhiều doanh nghiệpđã sử dụng trước đây (Brewer và cộng sự, 1999). Công ty Stern Stewart định nghĩa “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăngthêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”(Stern Stewart, 1991). Như vậy, EVA được tính dựa trên khái niệm lợi nhuận kinh tế, khôngphải lợi nhuận kế toán.316 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” EVA được xác định dựa trên công thức sau: EVA = NOPAT - (WACC×TC) Trong đó: - NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuậnsau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN). - WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn. - TC (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên Bảng cân đối kế toán. Cũng giống như cách tính toán các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động truyền thống khác,số liệu ban đầu sử dụng cho việc tính toán giá trị tăng thêm là dựa trên số liệu kế toán. Tuynhiên, số liệu kế toán được lập dựa trên một số giả định và tuân thủ nguyên tắc kế toán chungđược thừa nhận, vì vậy có sự khác biệt giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường củacác loại tài sản và nguồn vốn; lợi nhuận trên báo cáo kế toán khác biệt với số tiền tạo ra cho cổđông và nó dễ dàng bị thay đổi. Vì vậy, để EVA phản ánh đúng lợi nhuận kinh tế của công ty vàgiá trị của cổ đông (S. Vijayalakshmi, 2013) thì khi tính EVA cần thiết phải thực hiện một sốđiều chỉnh để giảm sự khác biệt này.3 Ưu điểm và hạn chế của EVA3.1 Ưu điểm của EVA Để nhận biết được ưu điểm của EVA thì chúng ta xem xét một trong số những thước thướcđo được sử dụng trước đó là tỷ suất lợi tức đầu tư - ROI (Return On Investment) thường đượccác nhà phân tích tài chính sử dụng để đánh giá các dự án/bộ phận khác nhau. Mục đích của chỉsố này là để đánh giá khả năng hoàn vốn đầu tư, và dựa vào đó để đánh giá, lựa ch ...

Tài liệu có liên quan: