Thuốc từ con lửng lợnDS. Hữu Bảo Lửng lợn (Arctonyx collaris F. cuvier) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là chồn hoang, con cúi, là một loài thú hoang dã có thân hình hơi dẹp, dài 70-80cm, đuôi dài 2025cm, trọng lượng 12-14kg, có thể đến 20kg vào mùa đông. Đầu thuôn nhỏ, mõm dài, tai tròn, mắt nhỏ. Chân khá cao, bàn chân có bản rộng cong, có móng vuốt dài. Bộ lông thô gồm lông gốc màu trắng đầu màu nâu, lông ở bốn chân và bụng toàn màu thẫm. Từ đầu đến mõm có một vạch rộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc từ con lửng lợn Thuốc từ con lửng lợn DS. Hữu BảoLửng lợn (Arctonyx collaris F. cuvier) thuộc họ chồn (Mustelidae), tên khác là chồnhoang, con cúi, là một loài thú hoang dã có thân hình hơi dẹp, dài 70-80cm, đuôi dài 20-25cm, trọng lượng 12-14kg, có thể đến 20kg vào mùa đông. Đầu thuôn nhỏ, mõm dài, taitròn, mắt nhỏ. Chân khá cao, bàn chân có bản rộng cong, có móng vuốt dài. Bộ lông thôgồm lông gốc màu trắng đầu màu nâu, lông ở bốn chân và bụng toàn màu thẫm. Từ đầuđến mõm có một vạch rộng màu trắng. Má, cổ, viền tai đều màu trắng nhạt. Lửng lợn sống ở rừng núi Việt Bắc, khu bốn cũ, Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, lửng lợn được dùng với tên thuốc là suyền hay chuyên gồm các bộ phận: thịt, xương, mỡ và mật.Thịt lửng lợn (suyền nhục) có vị chua, ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị,lợi thũng, giảm ho, chữa hư lao, gầy yếu, ho khan, kiết lỵ lâu ngày, thủy thũng, trẻ emcam tích. Muốn lấy thịt, người ta lột da lửng lợn, nhẹ nhàng bóc tách tuyến hôi ở gần gốcđuôi và phía trên hậu môn (chú ý không làm vỡ tuyến này vì thịt sẽ có mùi hôi khó chịu,không ăn được). Thịt lửng lợn được dùng tươi cũng ngon như thịt các loài thú rừng khác.Dạng dùng thông thường là thức ăn - vị thuốc với liều lượng mỗi ngày 50-100g. Dùngriêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác nguồn gốc thực vật.Xương lửng lợn (suyền cốt) có vị cay, chua, tính ấm chữa tê thấp, gân xương đau buốt,chân tay tê mỏi, lở ngứa do thấp nhiệt. Đem xương ngâm nước ấm trong nhiều giờ hoặcluộc qua rồi róc hết thịt, gân màng còn bám vào. Chặt nhỏ, phơi hoặc sấy, sao cho vànggiòn, tán bột. Lấy 100g bột ngâm với một lít rượu, để càng lâu càng tốt. Ngày uống hailần, mỗi lần một chén nhỏ.Mỡ lửng lợn (suyền cao) có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm se, chữa bỏng (bỏng lửavà bỏng nước), nứt nẻ gót chân (nhất là về mùa đông), chốc lở. Thái mỡ lá thành từngmiếng mỏng, đun cho chảy. Để nguội, dùng bôi nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, ở một vàiđịa phương, nhân dân còn dùng mật lửng lợn để điều trị bệnh như mật gấu và gọi lửnglợn là gấu lợn.
Thuốc từ con lửng lợn
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 154.36 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 34 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 33 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 30 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 27 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 24 0 0