
Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi
Số trang: 4
Loại file: doc
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 154
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai
hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng
hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình
này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người
mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi Chủ đề 3: Hãy vận dụng kiến thức KT học vi mô và VD thực tế giải thích nguyên lý : “Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi”. Liên hệ với thực tiễn. Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác… Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng, trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm. Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát. Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực. Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng. Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải. Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Ðó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó. Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm. Những nước có nguồn nhân công rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công. Những nước có giá thuê nhân công đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những công nghệ cần đến ít nhân công. Khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại, họ có xu hướng mua từ nước ngoài những sản phẩm mà sản xuất trong nước tương đối khó và đắt, và bán ra những sản phẩm dễ sản xuất với giá thành tương đối rẻ. Thương mại hai chiều như vậy làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất, tăng tuyển dụng nhân công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở cả hai nước. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia thì chịu thiệt. Với một số người, khó có thể tin rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập và của cải của tất cả các quốc gia, nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh điều này. Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ chủ yếu nhờ một yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn. Không một quốc gia nào có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người lao động phải làm việc vất vả hơn với thu nhập ít hơn. Rốt cuộc, các ngành công nghiệp của nước đó sẽ phải chịu lỗ và suy thoái. Ðể tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thực tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Một nền kinh tế mà không có thương mại đó là nền kinh tế đóng. Khi có thương mại thì tất cả các loại hàng hoá không còn ở dạng trao đổi mà được thông qua trên thị trường vì vậy hàng hoá trở nên phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều sự lựa chọn. Từ đó ta thấy thương mại không phải là trận đấu mà các hoạt động thương mại là sự kết nối người này với người khác , nước này trao đổi với nước khác giúp con người có thể mua được những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú và chi phí thấp. Và thương mại cũng giúp các nước có lợi từ khả năng trao đổi này. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và sử dụng hàng hoá phong phú hơn. Dù vậy ta có thể thấy rằng thương mại là 1 con dao 2 lưỡi, đối với các nước có nền kinh tế phát triển thì thương mại đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc dân và đem lại những cơ hội phát triển tốt nhất. Những đối với những n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi Chủ đề 3: Hãy vận dụng kiến thức KT học vi mô và VD thực tế giải thích nguyên lý : “Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi”. Liên hệ với thực tiễn. Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác… Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng, trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm. Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát. Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực. Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng. Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải. Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Ðó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó. Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm. Những nước có nguồn nhân công rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công. Những nước có giá thuê nhân công đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những công nghệ cần đến ít nhân công. Khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại, họ có xu hướng mua từ nước ngoài những sản phẩm mà sản xuất trong nước tương đối khó và đắt, và bán ra những sản phẩm dễ sản xuất với giá thành tương đối rẻ. Thương mại hai chiều như vậy làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất, tăng tuyển dụng nhân công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở cả hai nước. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia thì chịu thiệt. Với một số người, khó có thể tin rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập và của cải của tất cả các quốc gia, nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh điều này. Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ chủ yếu nhờ một yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn. Không một quốc gia nào có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người lao động phải làm việc vất vả hơn với thu nhập ít hơn. Rốt cuộc, các ngành công nghiệp của nước đó sẽ phải chịu lỗ và suy thoái. Ðể tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thực tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Một nền kinh tế mà không có thương mại đó là nền kinh tế đóng. Khi có thương mại thì tất cả các loại hàng hoá không còn ở dạng trao đổi mà được thông qua trên thị trường vì vậy hàng hoá trở nên phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều sự lựa chọn. Từ đó ta thấy thương mại không phải là trận đấu mà các hoạt động thương mại là sự kết nối người này với người khác , nước này trao đổi với nước khác giúp con người có thể mua được những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú và chi phí thấp. Và thương mại cũng giúp các nước có lợi từ khả năng trao đổi này. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và sử dụng hàng hoá phong phú hơn. Dù vậy ta có thể thấy rằng thương mại là 1 con dao 2 lưỡi, đối với các nước có nền kinh tế phát triển thì thương mại đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc dân và đem lại những cơ hội phát triển tốt nhất. Những đối với những n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh trực tuyến thủ thuật kinh doanh bí quyết quảng cáo Quảng cáo trực tuyến chuyên ngànhTài liệu có liên quan:
-
Thiết lập kênh Marketing trực tuyến
20 trang 263 0 0 -
Quảng cáo hiển thị ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng?
5 trang 237 0 0 -
Truyền thông mạng xã hội: Vị trí nào?
3 trang 227 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 215 0 0 -
Hoạch định chiến lược Marketing online phù hợp
8 trang 212 1 0 -
Sử dụng Email Marketing như một công cụ để spam là hủy hoại danh tiếng của bạn
10 trang 200 0 0 -
229 trang 195 0 0
-
Inbound marketIng là gì? [Phương pháp mới 2013]
10 trang 193 0 0 -
Mạng xã hội có liên hệ thế nào với quảng cáo?
4 trang 149 0 0 -
Bài giảng học phần Thiết kế website thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Thiều Quang Trung
35 trang 144 2 0 -
BÀI LUẬN PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY GỐM SỨ MINH LONG I – BÌNH DƯƠNG
21 trang 140 0 0 -
31 trang 116 0 0
-
8 trang 112 0 0
-
82 trang 96 0 0
-
109 trang 91 0 0
-
Giới thiệu tính năng của Website bán hàng qua mạng
16 trang 78 0 0 -
11 trang 77 0 0
-
Nhân tố cốt lõi cho 1 chuyên viên PR thực thụ
4 trang 73 0 0 -
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 73 0 0 -
9 trang 69 0 0