
Thương mại điện tử - 'phao cứu sinh' cho bưu chính
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại điện tử - phao cứu sinh cho bưu chính Thương mại điện tử - phao cứu sinh cho bưu chínhCơ hội và thách thức cho các nhà chuyển phátNgay cả khi ngành bán lẻ truyền thống đang trì trệ vì cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, doanh số bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng mức hai con số ở các nướcnhư Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Á –TBD chiếm 44% lượng người sử dụngInternet toàn thế giới. Các nước đang phát triển như Thái Lan và Malaysia đangnhanh chóng đạt tỷ lệ truy cập Internet 80%, Trung Quốc và Indonesia có số dânrất đông đã phát triển được thị trường thương mại điện tử khổng lồ.Quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn trong khuvực làm cho việc mua sắm trên mạng ngày càng đơn giản và an toàn hơn. Nhữngnhãn hiệu toàn cầu như Amazon, eBay, và Apple đang cạnh tranh với các đối thủnặng ký ở các nước như Alibaba của Trung Quốc và Rakuten của Nhật Bản. Cùnglúc đó, các nhà chuyển phát cũng phải cạnh tranh để phát triển.Sự phát triển của thương mại điện tử đem đến cơ hội rõ ràng cho các nhà chuyểnphát. Ví dụ, 3/4 khách hàng chuyển phát nhanh lớn nhất của Japan Post thuộc khuvực bán lẻ trực tuyến.Tại Hội nghị Bưu chính Toàn cầu vừa qua, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch JapanPost đưa ra nhận định rằng thương mại điện tử chính là cơ hội cho bưu chính vì“dòng lưu thông hàng hóa không thể bị số hóa”. Ông nhấn mạnh bưu chính cácnước sẽ thu được lợi thế kinh doanh quan trọng nếu họ có mạng lưới chuyển phátrộng khắp và thương hiệu đáng tin cậy.Vài tháng gần đây, một số hãng chuyển phát đã thiết lập đường bay mới để tăngcường vận chuyển số lượng hàng hóa bùng nổ – phần lớn nhờ thương mại điện tử.Hồi năm ngoái, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) bày tỏ sự tin tưởng rằngthương mại điện tử tại thị trường châu Á Thái Bình Dương sẽ theo mô hình củaAmazon, trong đó có đầu tư vào mạng lưới chuyển phát.Ông Jerry Hsu, Tổng giám đốc của DHL khu vực châu Á- TBD, lưu ý rằng sẽ cónhiều thách thức khi hoạt động chuyển phát cần thay đổi theo tính chất của thươngmại điện tử. Ví dụ các nhà chuyển phát phải hướng tư duy tới một thị trường màtại đó người nhận thường không có mặt ở nhà để nhận hàng trong ngày làm việc;thị trường cạnh tranh khiến các công ty chuyển phát phải có trách nhiệm tìm ragiải pháp để giảm chi phí. Tuy nhiên, trong khi “giao hàng miễn phí” luôn là yếutố quan trọng để thu hút khách hàng, ông Hsu cho rằng vẫn nhiều người lựa chọnvận chuyển bảo đảm. Tùy thuộc vào mặt hàng được mua, giá cả đôi khi khôngphải là nhân tố duy nhất quyết định người ta có bỏ tiền ra mua hay không, nhiềukhách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để có dịch vụ tốt hơn.Hợp tác cùng các nhà bán lẻ trực tuyếnMột chiến lược quan trọng của các hãng chuyển phát là hợp tác với các hãng kinhdoanh trực tuyến để cung cấp các dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu củatừng đối tượng khách hàng. Ví dụ, DHL thiết lập quan hệ với eBay, Google; USPliên minh với thị trường bán buôn AliExpress của Alibaba vào năm ngoái.Bưu chính một số nước còn mở dịch vụ hỗ trợ chuyên dụng cho các nhà bán lẻtrực tuyến. Japan Post có bộ phận vận chuyển riêng phục vụ thương mại điện tử;HongKong Post phát hành dịch vụ “eClub” cho các nhà bán lẻ trực tuyến, dịch vụvận chuyển EC Post thiết kế riêng cho các nhà bán lẻ tại Hồng Kông cung cấphành hóa cho khách hàng ở Trung Quốc.Các nhà khai thác cũng ngày càng tinh vi trong việc sử dụng các phần mềm bán lẻtrực tuyến. Người dùng các nền tảng bán lẻ trực tuyến giờ đây có thể tích hợpwebsite với các dịch vụ vận chuyển để đem đến trải nghiệm mua sắm liên tục vàtiện lợi cho khách hàng.Các công cụ như XML Services của DHL giúp mạng lưới giao thông toàn cầu vàcác hệ thống theo dõi phức tạp có thể được tích hợp vào một hệ thống giao dịchtrực tuyến mà không cần thực hiện bất kỳ kỹ thuật công nghệ thông tin phức tạp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2C bán lẻ điện tử quản trị thương mại doanh nghiệp thương mại quản trị bán hàng giao dịch thương mạiTài liệu có liên quan:
-
6 trang 932 0 0
-
37 trang 747 11 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 579 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 554 10 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 532 9 0 -
6 trang 504 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 450 4 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 443 7 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 407 0 0 -
5 trang 387 1 0
-
Bài giảng Quản trị bán hàng (2020): Phần 1
69 trang 371 2 0 -
7 trang 370 2 0
-
3 trang 338 10 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 333 6 0 -
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 321 0 0 -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại điện tử (Có đáp án)
26 trang 309 2 0 -
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 1 - ĐH Thương Mại
32 trang 304 4 0 -
Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2
161 trang 266 6 0 -
Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng
7 trang 265 0 0 -
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 4 - PGS. TS. Nguyễn Văn Minh
24 trang 245 0 0