Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 284.94 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích các xu hướng và những thay đổi gần đây trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP. Kết quả cho thấy tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu sang các thị trường RCEP, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế tạo. Tăng trưởng xuất khẩu đi kèm với sự dịch chuyển rõ rệt trong cơ cấu xuất khẩu từ nhiên liệu và nguyên liệu thô tới hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa vốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 1-9 NGHIÊN CỨU Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại Nguyễn Tiến Dũng** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Bài viết phân tích các xu hướng và những thay đổi gần đây trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP. Kết quả cho thấy tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu sang các thị trường RCEP, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế tạo. Tăng trưởng xuất khẩu đi kèm với sự dịch chuyển rõ rệt trong cơ cấu xuất khẩu từ nhiên liệu và nguyên liệu thô tới hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa vốn. Thị trường khu vực đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam, bao gồm cả dệt may và giày dép. Thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu cũng cho thấy tính bổ sung thương mại lớn hơn và tiềm năng lớn hơn cho việc mở rộng thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP thời gian tới. Nhận ngày 20 tháng 11 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Từ khóa: Thương mại, cơ cấu thương mại, tăng trưởng, Việt Nam, RCEP. 1. Mở đầu * Vào năm 2012, các nước ASEAN và các nước đối thoại gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã khởi động quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định RCEP sẽ thống nhất các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 hiện có và xây dựng một khu vực thương mại tự do chung cho toàn vùng. RCEP được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng như xây dựng các quy tắc xuất xứ chung. Cùng với việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, tự do hóa thương mại hàng hóa trong khuôn khổ RCEP có thể có những tác động sâu rộng tới thương mại và đầu tư của Việt Nam thời gian tới. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước về quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Cùng với những nỗ lực mở cửa kinh tế và hội nhập trong khuôn khổ WTO, Việt Nam tiến hành hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực bắt đầu từ năm 1995 với việc Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA). Quá trình hội nhập được đẩy nhanh từ đầu những năm 2000 thông qua việc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA cũng như tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. _______ * ĐT.: 84-4-37547506 Email: ngtiendung@vnu.edu.vn 1 2 N.T. Dũng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 1-9 Việt Nam, bao gồm hội nhập trong khuôn khổ AFTA và AEC cũng như toàn vùng Đông Á [1, 2, 3, 4, 5]. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những phân tích cập nhật và chi tiết về cấu trúc thương mại của Việt Nam với các nước RCEP. Thương mại của Việt Nam nói chung và thương mại của Việt Nam với các nước RCEP nói riêng đã có những thay đổi quan trọng cả về chiều hướng và cơ cấu trong những năm gần đây. Do đó, việc nắm rõ những thay đổi này là cần thiết để đánh giá tác động của hội nhập kinh tế khu vực đối với Việt Nam. 2. Tăng trưởng và chiều hướng thương mại Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực, thương mại giữa Việt Nam với các nước RCEP đã mở rộng nhanh chóng. Xuất khẩu sang các nước RCEP đã tăng 4,4 lần, từ 13,1 tỷ đôla năm 2004 lên 58,1 tỷ đôla năm 2013. Nhập khẩu từ các nước RCEP cũng tăng 4,7 lần, từ 20,4 tỷ đôla lên 95,3 tỷ đôla trong cùng thời kỳ. Năm 2013, khoảng 72,2% nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước RCEP, tăng so với mức 63,9% năm 2004. Vai trò của các nước đối tác RCEP với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên trong thập kỷ vừa qua. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu sang RCEP trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm, nhưng phần lớn sự sụt giảm này là do giảm xuất khẩu dầu thô. Xuất khẩu nông sản và hàng chế tạo Việt Nam sang thị trường khu vực vẫn được tăng cường, từ 42,3% kim ngạch xuất khẩu nông sản vào năm 2004 lên 46,3% năm 2013, và từ 33,6% lên 38,8% giá trị xuất khẩu hàng chế tạo trong cùng thời kỳ. Thương mại của Việt Nam với các nước RCEP tập trung vào ba nước đối tác ở Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 2013, ba nước đối tác này chiếm gần 60% xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường RCEP và trên 70% nhập khẩu của Việt Nam từ các nước RCEP. Nhật Bản và Trung Quốc là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời là các đối tác hàng đầu của Việt Nam xét trên phương diện nhập khẩu. Các nước ASEAN nói chung chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 22% nhập khẩu của Việt Nam. Thương mại với các nền kinh tế khác trong RCEP như Australia, New Zealand và Ấn Độ còn tương đối nhỏ. Xét theo nước đối tác, thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế RCEP cũng có những thay đổi đáng kể trong thập kỷ vừa qua. Thương mại với Nhật Bản, Australia và Singapore có chiều hướng giảm sút tương đối. Trong khi đó, thương mại song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN có thu nhập trung bình có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất khẩu và nhập khẩu từ Hàn Quốc có xu hướng gia tăng mạnh. Tỷ trọng thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng từ mức 4,6% xuất khẩu sang RCEP và 16,4% nhập khẩu từ RCEP năm 2004 lên tương ứng 16,5% và 21,7% năm 2013. Trong trường hợp của Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong xuất khẩu sang thị trường RCEP tương đối ổn định nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng nhanh chóng. Năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 40% nhập khẩu từ RCEP, tương đương với khoảng 30% tổng nhập khẩu của Việt Nam. 3. Thay đổi cơ cấu thương mại Cơ cấu thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, đặc biệt là cơ cấu xuất khẩu. Từ một nước xuất khẩu nông sản (chủ yếu là lúa gạo) và dầu thô vào đầu những năm 1990, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 1-9 NGHIÊN CỨU Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại Nguyễn Tiến Dũng** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Bài viết phân tích các xu hướng và những thay đổi gần đây trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP. Kết quả cho thấy tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu sang các thị trường RCEP, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế tạo. Tăng trưởng xuất khẩu đi kèm với sự dịch chuyển rõ rệt trong cơ cấu xuất khẩu từ nhiên liệu và nguyên liệu thô tới hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa vốn. Thị trường khu vực đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Việt Nam, bao gồm cả dệt may và giày dép. Thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu cũng cho thấy tính bổ sung thương mại lớn hơn và tiềm năng lớn hơn cho việc mở rộng thương mại giữa Việt Nam và các nước RCEP thời gian tới. Nhận ngày 20 tháng 11 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Từ khóa: Thương mại, cơ cấu thương mại, tăng trưởng, Việt Nam, RCEP. 1. Mở đầu * Vào năm 2012, các nước ASEAN và các nước đối thoại gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã khởi động quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định RCEP sẽ thống nhất các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 hiện có và xây dựng một khu vực thương mại tự do chung cho toàn vùng. RCEP được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng như xây dựng các quy tắc xuất xứ chung. Cùng với việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, tự do hóa thương mại hàng hóa trong khuôn khổ RCEP có thể có những tác động sâu rộng tới thương mại và đầu tư của Việt Nam thời gian tới. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước về quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Cùng với những nỗ lực mở cửa kinh tế và hội nhập trong khuôn khổ WTO, Việt Nam tiến hành hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực bắt đầu từ năm 1995 với việc Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA). Quá trình hội nhập được đẩy nhanh từ đầu những năm 2000 thông qua việc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA cũng như tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. _______ * ĐT.: 84-4-37547506 Email: ngtiendung@vnu.edu.vn 1 2 N.T. Dũng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 1-9 Việt Nam, bao gồm hội nhập trong khuôn khổ AFTA và AEC cũng như toàn vùng Đông Á [1, 2, 3, 4, 5]. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những phân tích cập nhật và chi tiết về cấu trúc thương mại của Việt Nam với các nước RCEP. Thương mại của Việt Nam nói chung và thương mại của Việt Nam với các nước RCEP nói riêng đã có những thay đổi quan trọng cả về chiều hướng và cơ cấu trong những năm gần đây. Do đó, việc nắm rõ những thay đổi này là cần thiết để đánh giá tác động của hội nhập kinh tế khu vực đối với Việt Nam. 2. Tăng trưởng và chiều hướng thương mại Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực, thương mại giữa Việt Nam với các nước RCEP đã mở rộng nhanh chóng. Xuất khẩu sang các nước RCEP đã tăng 4,4 lần, từ 13,1 tỷ đôla năm 2004 lên 58,1 tỷ đôla năm 2013. Nhập khẩu từ các nước RCEP cũng tăng 4,7 lần, từ 20,4 tỷ đôla lên 95,3 tỷ đôla trong cùng thời kỳ. Năm 2013, khoảng 72,2% nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước RCEP, tăng so với mức 63,9% năm 2004. Vai trò của các nước đối tác RCEP với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên trong thập kỷ vừa qua. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu sang RCEP trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm, nhưng phần lớn sự sụt giảm này là do giảm xuất khẩu dầu thô. Xuất khẩu nông sản và hàng chế tạo Việt Nam sang thị trường khu vực vẫn được tăng cường, từ 42,3% kim ngạch xuất khẩu nông sản vào năm 2004 lên 46,3% năm 2013, và từ 33,6% lên 38,8% giá trị xuất khẩu hàng chế tạo trong cùng thời kỳ. Thương mại của Việt Nam với các nước RCEP tập trung vào ba nước đối tác ở Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 2013, ba nước đối tác này chiếm gần 60% xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường RCEP và trên 70% nhập khẩu của Việt Nam từ các nước RCEP. Nhật Bản và Trung Quốc là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời là các đối tác hàng đầu của Việt Nam xét trên phương diện nhập khẩu. Các nước ASEAN nói chung chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 22% nhập khẩu của Việt Nam. Thương mại với các nền kinh tế khác trong RCEP như Australia, New Zealand và Ấn Độ còn tương đối nhỏ. Xét theo nước đối tác, thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế RCEP cũng có những thay đổi đáng kể trong thập kỷ vừa qua. Thương mại với Nhật Bản, Australia và Singapore có chiều hướng giảm sút tương đối. Trong khi đó, thương mại song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN có thu nhập trung bình có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất khẩu và nhập khẩu từ Hàn Quốc có xu hướng gia tăng mạnh. Tỷ trọng thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng từ mức 4,6% xuất khẩu sang RCEP và 16,4% nhập khẩu từ RCEP năm 2004 lên tương ứng 16,5% và 21,7% năm 2013. Trong trường hợp của Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong xuất khẩu sang thị trường RCEP tương đối ổn định nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng nhanh chóng. Năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 40% nhập khẩu từ RCEP, tương đương với khoảng 30% tổng nhập khẩu của Việt Nam. 3. Thay đổi cơ cấu thương mại Cơ cấu thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, đặc biệt là cơ cấu xuất khẩu. Từ một nước xuất khẩu nông sản (chủ yếu là lúa gạo) và dầu thô vào đầu những năm 1990, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ cấu thương mại Thương mại Việt Nam Các nước RCEP Thay đổi cơ cấu thương mại Chiều hướng thương mại Lợi thế so sánhTài liệu có liên quan:
-
91 trang 54 0 0
-
Đề tài: Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng may mặc của Việt Nam
15 trang 49 0 0 -
Maketing trong thương mại điện tử
52 trang 44 0 0 -
Thông báo số: 451/TB-VPCP năm 2016
3 trang 39 0 0 -
Những bước tiến rõ nét của nền TMĐT Việt Nam
3 trang 39 0 0 -
Thương mại Việt Nam những năm qua và triển vọng 2022 2025: Vượt khó, tái thiết và phục hồi
20 trang 38 0 0 -
Xu hướng dịch chuyển lợi thế so sánh trên thế giới và những hàm ý cho Việt Nam
7 trang 37 0 0 -
Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019: Phần 2
238 trang 32 0 0 -
Lợi thế tuyệt đối lợi thế so sánh
12 trang 31 0 0 -
Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế Việt Nam
12 trang 31 0 0