Danh mục tài liệu

Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển - Lê Vĩnh Cẩn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.13 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước ta là nước có bờ biển rất dài, dài đến 3.260 km. Quanh năm sóng biển vỗ bờ. Khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, sóng biển thường rất mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong những ngày có gió đông bắc hoặc gió tây nam, sóng biển trên nhiều vùng biển ở nước ta cũng rất lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển - Lê Vĩnh Cẩn Thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển Lê Vĩnh Cẩn Nước ta là nước có bờ biển rất dài, dài đến 3.260 km. Quanh nămsóng biển vỗ bờ. Khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, sóng biển thường rấtmạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong những ngày có gió đông bắc hoặcgió tây nam, sóng biển trên nhiều vùng biển ở nước ta cũng rất lớn. Nướcta lại có nhiều hải đảo. Quanh đảo là biển. Vì vậy năng lượng của sóngbiển ở ven bờ biển nước ta rất lớn. Có thể nói nguồn năng lượng đó là vôtận. Nhiều nước trên thế giới không có được thuận lợi như thế. Rất tiếcrằng ta đã chưa khai thác được lợi thế đó. Nhưng sóng biển cũng gây sạt lở đất ở nhiều nơi. Một số đê, kècũng có nguy cơ bị sạt lở do sóng biển. Khi có bão hoặc áp thấp nhiệtđới, sóng biển thường rất mạnh, tàu thuyền rất cần nơi trú ẩn an toàn choqua cơn nguy hiểm. Trong thời gian vừa qua ngành điện ở nước ta phát triển rất nhanh,nhưng vẫn không đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế đang tăng trưởngnhanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ngành điện đã phải nhập khẩuthêm điện của Trung Quốc mà vẫn còn thiếu điện nghiêm trọng, ảnhhưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai ngày càng khốc liệt hơndo loài người đã sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch. Nước ta là mộttrong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu, nước biểndâng. Nếu mực nước biển cao thêm 1 m thì gần 40% đồng bằng sôngCửu Long, 10% đồng bằng sông Hồng,… sẽ bị ngập chìm trong nướcbiển. Các nước trên thế giới đang phải tìm mọi cách sử dụng năng lượngtái tạo để phát điện, nhưng chưa được bao nhiêu và giá thành phát điệncòn cao hơn nhiều so với các loại điện khác.1. Nội dung của thủy điện chạy bằng năng lượng sóng biển: Từ cuối năm 2011, tôi đã nghĩ đến chuyện sau khi phần chuyển lựctrong điện sóng biển đã biến chuyển động quay đi, quay lại thành chuyểnđộng quay theo một chiều nhất định, có thể cho chạy máy bơm nước đểbơm nước biển lên một hồ nước ở trên cao. Ta có thể xây nhà máy điện ởphía dưới để phát điện giống như một công trình thủy điện. Nhưng tôikhông đi theo hướng này vì khi đó tôi nghĩ như sau:- Phải xây dựng hồ chứa nước lớn chiếm nhiều đất và rất tốn kém.- Một phần nước trong hồ bị hao hụt do bay hơi và ngấm xuống đất.- Đường ống dẫn nước phải lớn hơn đường ống dẫn khí nén rất nhiều. 1- Nước biển có độ ăn mòn cao nhưng máy bơm phải bơm nước biển và tuabin phát điện phải quay trong nước biển.- Tạo một hồ chứa nước mặn cao hơn những vùng đất gần đó. Vậy sau này nước mặn ngấm xuống đất có làm cho những vùng đất gần đó dần dần bị nhiễm mặn hay không? Vừa qua một thành viên trên Diễn đàn Kỹ sư Công trình biển cógiới thiệu với tôi bài: “Ý tưởng công nghệ sử dụng năng lượng thủytriều”. Trong bài này tác giả dùng các bong bóng cao su tạo ra khí nén khithủy triều lên để chạy máy bơm bơm nước lên hồ chứa trên cao dự trữ thếnăng. Sau đó dùng nguồn thế năng này để chạy máy phát điện và cácmục đích khác. Đọc bài đó làm tôi nhớ lại những suy nghĩ trước đây củatôi. Hoàn cảnh bây giờ và trước đây của tôi đã khác nhau rất nhiều.Trước đây, khi có những suy nghĩ đó, tôi chưa tính được khả năng phátđiện của năng lượng sóng biển, chưa thể biết được khả năng phát điệntheo từng tháng trong năm ra sao, chưa xác định được công suất lắp máycho điện sóng biển và chưa tích lũy được nhiều thông tin như hiện nay.Nhưng cuối tháng 12 năm 2011, tôi đã nghĩ ra được phương pháp tínhtoán khả năng phát điện của năng lượng sóng biển và có thể tính đượckhả năng phát điện theo từng tháng trong năm. Sau đó đầu năm 2013 tôilại nghĩ ra phương pháp mới để thay thế cho phương pháp cũ. Tháng 9năm 2012, tôi đã sưu tầm công suất lắp máy và khả năng sản xuất điệnhàng năm của những nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta (công suất lắpmáy từ 300 MW trở lên) hiện đã có và đang xây dựng. Qua đó tôi thấychỉ duy nhất có Nhà máy Thủy điện Yali bình quân năm sử dụng 58,35%công suất lắp máy. Tất cả các Nhà máy Thủy điện còn lại bình quân nămchỉ sử dụng dưới 50% công suất lắp máy. Trong đó có 2 Nhà máy Thủyđiện bình quân năm chỉ sử dụng dưới 40% công suất lắp máy là HàmThuận + Đa Mi và Đồng Nai 4. Như vậy ta có thể tính công suất lắp máycủa điện sóng biển lớn gấp đôi công suất bình quân năm. Khi đó khốilượng dự trữ khí nén không cần phải quá nhiều. Khi đã chạy hết tất cảcác tổ máy phát điện, lượng khí nén dự trữ chỉ tăng lên chủ yếu trongtháng 1 mà thôi. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để có thể bơm nước biển lên cho thậtcao, bơm được càng cao càng tốt vì nếu bơm được nước biển lên càngcao thì hồ chứa nước biển càng có thể nhỏ hơn và đường ống dẫn nướcbiển cũng càng có thể nhỏ hơn. Rất may là khi mở mạng máy tính, tôi đãthấy nhiều nơi có những loại bơm có thể bơm nước lên khá cao. Thí dụnhư: Công ...