Thuyết sinh thái văn hóa và ứng dụng nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 254.49 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu, phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết sinh thái văn hóa cùng với một số hướng phát triển của lý thuyết này cũng như việc ứng dụng lý thuyết nghiên cứu sinh thái văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại, đồng thời đưa ra các hướng nghiên cứu gợi mở trong tương lai theo hướng tiếp cận chủ yếu từ lý thuyết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết sinh thái văn hóa và ứng dụng nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU THUYẾT SINH THÁI VĂN HÓA VÀ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TS. Ngô Thị Phương Lan ∗ Tóm tắt: Sinh thái văn hóa trong nhân học phát triển vào những năm 1950 đãcung cấp một cái nhìn cụ thể về sự tương tác giữa con người và môi trường thông quathích nghi văn hóa. Lý thuyết sinh thái văn hóa có giá trị rất hữu ích khi lý giải cho sựthích nghi của con người với các vùng sinh thái cụ thể từ góc độ yếu tố nội sinh. Bàiviết giới thiệu, phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết sinh thái văn hóa cùng với mộtsố hướng phát triển của lý thuyết này cũng như việc ứng dụng lý thuyết nghiên cứu sinhthái văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại, đồng thời đưa ra các hướng nghiêncứu gợi mở trong tương lai theo hướng tiếp cận chủ yếu từ lý thuyết này. 1. Đặt vấn đề Trong các định nghĩa về văn hóa, chúng ta luôn thấy sự hiện diện của môi trườngnhư một yếu tố quan trọng. Môi trường từ lâu đã được xem là một yếu tố quan trọngtrong quá trình tác động đến con người và xã hội của các nhóm người hay các cộngđồng người. Thucidydes, sử gia Hy Lạp trong công trình The Polonnesian War (431TCN) giải thích chi tiết về việc sự khác biệt của môi trường đã tạo nên sự khác biệt xãhội như thế nào. Sự phát triển rực rỡ của Attica, bán đảo ở phía đông nam Hy Lạp, vàothời cổ đại được lý giải là do đặc điểm khô cằn của vùng đất này và ở đây chỉ có cùngmột dân tộc cư trú lâu đời nên đã phát triển và sau đó đi xâm chiếm các vùng đất khác.Trong khi đó, những vùng đất màu mỡ, có năng suất cao khác sẽ là mục tiêu xâm chiếmcủa ngoại bang. Điều này sẽ làm gián đoạn cho sự phát triển liên tục do vậy vùng đấtmàu mỡ này sẽ không phát triển. Trước đó có lý thuyết cho là môi trường tác động đếnxã hội con người không phải qua kinh tế, chính trị mà là sinh lý học. Công trình quantrọng Airs, Waters, and Places (400 TCN) của Hippocrate, nhà y học cổ đại Hy Lạp,cho là thế giới có 3 môi trường cơ bản: cực nóng, cực lạnh, và môi trường trung giangiữa hai thái cực này, và cho là những khác biệt này lý giải cho sự khác biệt về thể chấtvà khí chất của con người ở các vùng này. Aristotle, nhà triết học Hy Lạp cổ đại, trongcông trình Politics (350 TCN) đã vận dụng lý thuyết này để giải thích tại sao các quốcgia phát triển nhất về chính trị lại là các quốc gia ở vùng ôn đới, do tâm tính của người∗ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 83 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUdân, do yếu tố địa lý quyết định. 1 Mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và xã hội nổibật trong công trình Muqqadimah (1377) của nhà sử học Ả Rập thời trung đại IbnKhaldun, người cho là tính cách đam mê của con người là từ khí hậu nóng và tính cáchlãnh đạm là từ vùng khí hậu lạnh. Dân du mục sống trong môi trường sa mạc có tinhthần đoàn kết mạnh mẽ và luôn cố gắng do môi trường ở đây khó khăn và có nhiều bấttrắc. Nếu không có sự đoàn kết các cư dân sẽ không tồn tại được. Ông còn cho là conngười càng sống xa vùng khí hậu ôn đới thì hành vi của họ càng thái quá và gần vớiđộng vật. Quan điểm này được Montesquieu phát triển vào thời đại Ánh sáng trongcông trình the Spirit of Law (1748), trong công trình này ông thảo luận các nhà lập phápphải điều chỉnh các luật lệ theo điều kiện khí hậu và đất đai vốn là các yếu tố quyết địnhvăn hóa. Một số học giả hiện đại cố gắng lý giải bản đồ địa chính trị hiện tại theo yếu tốđịa lý như Jared Dinamond trong công trình Súng, Vi trùng và Thép (1997) 2, trong khisố khác thì lý giải lịch sử của con người dựa vào sự can thiệp của khí hậu (Grove andChapper Elnino - History and Crisis: Studies from the Asia-Pacific Region 2000) (tríchtrong Dove và Carpenter 2008, tr. 1-2). Rõ ràng môi trường là một yếu tố quan trọng đối với con người và văn hóa - xãhội con người thế nhưng môi trường tác động đến xã hội con người như thế nào thì cónhiều quan điểm giải thích. Quan điểm quan trọng đầu tiên mà đã tồn tại từ thời Hy Lạpcổ đại là quyết định luận địa lý (environmental determinationism). Theo lý thuyết này,môi trường có vai trò quyết định đối với văn hóa và xã hội con người như các công trìnhcủa các tác giả thời Cổ đại đã đề cập. Cụ thể, hướng tiếp cận quyết định luận môi trườngchú trọng đến việc các yếu tố môi trường địa lý tác động đến sự hình thành các yếu tốxã hội và văn hóa của con người như thế nào. Theo đó, con người sống trong vùng môitrường nào sẽ là sản phẩm của môi trường đó.1 Theo Aristotle, có 3 loại người phân chia theo các vùng địa lý: những người ở vùng lạnh lẽo của ChâuÂu có ý ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết sinh thái văn hóa và ứng dụng nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU THUYẾT SINH THÁI VĂN HÓA VÀ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TS. Ngô Thị Phương Lan ∗ Tóm tắt: Sinh thái văn hóa trong nhân học phát triển vào những năm 1950 đãcung cấp một cái nhìn cụ thể về sự tương tác giữa con người và môi trường thông quathích nghi văn hóa. Lý thuyết sinh thái văn hóa có giá trị rất hữu ích khi lý giải cho sựthích nghi của con người với các vùng sinh thái cụ thể từ góc độ yếu tố nội sinh. Bàiviết giới thiệu, phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết sinh thái văn hóa cùng với mộtsố hướng phát triển của lý thuyết này cũng như việc ứng dụng lý thuyết nghiên cứu sinhthái văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại, đồng thời đưa ra các hướng nghiêncứu gợi mở trong tương lai theo hướng tiếp cận chủ yếu từ lý thuyết này. 1. Đặt vấn đề Trong các định nghĩa về văn hóa, chúng ta luôn thấy sự hiện diện của môi trườngnhư một yếu tố quan trọng. Môi trường từ lâu đã được xem là một yếu tố quan trọngtrong quá trình tác động đến con người và xã hội của các nhóm người hay các cộngđồng người. Thucidydes, sử gia Hy Lạp trong công trình The Polonnesian War (431TCN) giải thích chi tiết về việc sự khác biệt của môi trường đã tạo nên sự khác biệt xãhội như thế nào. Sự phát triển rực rỡ của Attica, bán đảo ở phía đông nam Hy Lạp, vàothời cổ đại được lý giải là do đặc điểm khô cằn của vùng đất này và ở đây chỉ có cùngmột dân tộc cư trú lâu đời nên đã phát triển và sau đó đi xâm chiếm các vùng đất khác.Trong khi đó, những vùng đất màu mỡ, có năng suất cao khác sẽ là mục tiêu xâm chiếmcủa ngoại bang. Điều này sẽ làm gián đoạn cho sự phát triển liên tục do vậy vùng đấtmàu mỡ này sẽ không phát triển. Trước đó có lý thuyết cho là môi trường tác động đếnxã hội con người không phải qua kinh tế, chính trị mà là sinh lý học. Công trình quantrọng Airs, Waters, and Places (400 TCN) của Hippocrate, nhà y học cổ đại Hy Lạp,cho là thế giới có 3 môi trường cơ bản: cực nóng, cực lạnh, và môi trường trung giangiữa hai thái cực này, và cho là những khác biệt này lý giải cho sự khác biệt về thể chấtvà khí chất của con người ở các vùng này. Aristotle, nhà triết học Hy Lạp cổ đại, trongcông trình Politics (350 TCN) đã vận dụng lý thuyết này để giải thích tại sao các quốcgia phát triển nhất về chính trị lại là các quốc gia ở vùng ôn đới, do tâm tính của người∗ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 83 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUdân, do yếu tố địa lý quyết định. 1 Mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và xã hội nổibật trong công trình Muqqadimah (1377) của nhà sử học Ả Rập thời trung đại IbnKhaldun, người cho là tính cách đam mê của con người là từ khí hậu nóng và tính cáchlãnh đạm là từ vùng khí hậu lạnh. Dân du mục sống trong môi trường sa mạc có tinhthần đoàn kết mạnh mẽ và luôn cố gắng do môi trường ở đây khó khăn và có nhiều bấttrắc. Nếu không có sự đoàn kết các cư dân sẽ không tồn tại được. Ông còn cho là conngười càng sống xa vùng khí hậu ôn đới thì hành vi của họ càng thái quá và gần vớiđộng vật. Quan điểm này được Montesquieu phát triển vào thời đại Ánh sáng trongcông trình the Spirit of Law (1748), trong công trình này ông thảo luận các nhà lập phápphải điều chỉnh các luật lệ theo điều kiện khí hậu và đất đai vốn là các yếu tố quyết địnhvăn hóa. Một số học giả hiện đại cố gắng lý giải bản đồ địa chính trị hiện tại theo yếu tốđịa lý như Jared Dinamond trong công trình Súng, Vi trùng và Thép (1997) 2, trong khisố khác thì lý giải lịch sử của con người dựa vào sự can thiệp của khí hậu (Grove andChapper Elnino - History and Crisis: Studies from the Asia-Pacific Region 2000) (tríchtrong Dove và Carpenter 2008, tr. 1-2). Rõ ràng môi trường là một yếu tố quan trọng đối với con người và văn hóa - xãhội con người thế nhưng môi trường tác động đến xã hội con người như thế nào thì cónhiều quan điểm giải thích. Quan điểm quan trọng đầu tiên mà đã tồn tại từ thời Hy Lạpcổ đại là quyết định luận địa lý (environmental determinationism). Theo lý thuyết này,môi trường có vai trò quyết định đối với văn hóa và xã hội con người như các công trìnhcủa các tác giả thời Cổ đại đã đề cập. Cụ thể, hướng tiếp cận quyết định luận môi trườngchú trọng đến việc các yếu tố môi trường địa lý tác động đến sự hình thành các yếu tốxã hội và văn hóa của con người như thế nào. Theo đó, con người sống trong vùng môitrường nào sẽ là sản phẩm của môi trường đó.1 Theo Aristotle, có 3 loại người phân chia theo các vùng địa lý: những người ở vùng lạnh lẽo của ChâuÂu có ý ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sinh thái văn hóa Lý thuyết sinh thái văn hóa Chính trị luận Môi trường chính trị an ninh Nhân học sinh tháiTài liệu có liên quan:
-
Triết học Trung Quốc - Đại cương (Tập 2): Phần 2
343 trang 35 0 0 -
Đề thi và Đáp án các môn lý luận chính trị
11 trang 24 0 0 -
54 trang 18 0 0
-
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Thắng lợi của nước Phổ
7 trang 17 0 0 -
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc gia Phổ
13 trang 17 0 0 -
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc Hội Phran-Phuốc
8 trang 17 0 0 -
Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa
9 trang 17 0 0 -
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc hội và các chính phủ
6 trang 16 0 0 -
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Nước áo
8 trang 16 0 0 -
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin
8 trang 16 0 0