Danh mục tài liệu

Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại đây đã xuất hiện không ít những tồn tại, nổi bật là cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, cơ chế chính sách thu hút đầu tư du lịch chưa được chú trọng. Do đó, để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và cần sự phối hợp thực hiện của các ban, ngành, chính quyền, ban quản lý và người dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI ĐOÀN SỸ SƠN1,*, NGUYỄN TƯỞNG2 Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi * Email: sondianh1@gmail.com 2 Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tương đối toàn diện: Các giá trị sinh thái đa dạng của rừng, thác Cà Đú, thác Trắng, núi Cà Đam, đèo Violét, suối khoáng nóng Thạch Bích, suối Trà Bói, hố Dội, hồ Nước Trong, hồ Đồng Cần… Văn hóa các dân tộc miền núi: Hrê, Cor, Ca Dong, đã nhào nặn vùng đất này nhiều sắc thái văn hóa rất độc đáo là nguồn tài nguyền vô cùng quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Năm 2017, doanh thu từ du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đạt 4.250 tỷ đồng, tuy nhiên lượng khách chủ yếu vẫn là khách nội địa. Trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại đây đã xuất hiện không ít những tồn tại, nổi bật là cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, cơ chế chính sách thu hút đầu tư du lịch chưa được chú trọng. Do đó, để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và cần sự phối hợp thực hiện của các ban, ngành, chính quyền, ban quản lý và người dân. Từ khóa: Du lịch, sinh thái, miền núi, Quảng Ngãi.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với môi trườngtự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước,góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, ở các huyện miền núi tỉnh QuảngNgãi có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tương đối toàn diện: Các giá trị sinh thái đa dạngcủa rừng, thác Cà Đú, thác Trắng, núi Cà Đam, đèo Violét, suối khoáng nóng Thạch Bích, suốiTrà Bói, hố Dội, hồ Nước Trong, hồ Đồng Cần… Văn hóa các dân tộc miền núi: Hrê, Cor, CaDong, đã nhào nặn vùng đất này nhiều sắc thái văn hóa rất độc đáo. Các tuyến đường giao thôngquan trọng như: Đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 24, tỉnh lộ 622, 627,… tạo điềukiện thuận lợi cho du lịch sinh thái phát triển. Du lịch sinh thái các huyện miền núi tỉnh QuảngNgãi có nhiều tiềm năng và đặc trưng riêng, tuy nhiên vấn đề khai thác tài nguyên du lịch sinhthái còn nhiều hạn chế. Hiện nay, đa số các địa điểm có tiềm năng du lịch sinh thái có quy hoạchnhưng chưa hiệu quả hoặc hiện chưa được quy hoạch và một số nơi đang bị khai thác bất hợplý như tích nước làm thủy điện, khai thác đá,… làm mất đi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoangsơ của núi rừng. Quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ chưa thực sự hợp lý, các sản phẩm vềdu lịch sinh thái chưa đa đạng và còn kém chất lượng, số lượng khách du lịch đến còn hạn chế,số ngày khách lưu trú tại điểm du lịch sinh thái còn thấp, số khách du lịch quay trở lại lần saucòn hạn chế, việc thu hút đầu tư phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Việc pháttriển du lịch sinh thái bền vững ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề cấp thiết nhưnghiện nay chưa ai nghiên cứu.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Đây là phương pháp được sử dụng nhiềunhằm thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu,… liên quan đếndu lịch sinh thái, từ đó tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích và tổng hợp thành hệ thống nhữngnội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra. 106KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 - Phương pháp bản đồ: Là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý. Sử dụng bản đồđịa hình, bản đồ hành chính và một số bản đồ kinh tế - xã hội có liên quan đến vấn đề nghiêncứu như hiện trạng tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển du lịch tỉnh Quảng Ngãi,… làm nền tảng cho việc khai thác thông tin, phân tích các yếutố không gian lãnh thổ phục vụ nghiên cứu về du lịch sinh thái. - Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin về đối tượngnghiên cứu bằng cách đi thực địa, khảo sát các địa điểm để thu thập các dữ liệu và hình ảnhthực tế các địa điểm du lịch sinh thái trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh; làm tăng độchính xác, cập nhật và thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như các tài liệu thu thậpđược. Qua đó, tăng cường cơ sở thực tiễn để nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và đề xuất giảipháp phát triển du lịch sinh thái ở các huyện miền núi của tỉnh, làm cho nội dung nghiên cứuphong phú và mang ý nghĩa thực tiễn cao hơn. - Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện thông qua việc lắng nghe các ý kiến đóng gópcủa các cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành du lịch, cán bộ nguyêncứu trong lĩnh vực du lịch có nhiều kinh nghiệm và am hiểu trong nghiên cứu du lịch sinh tháiđể vận dụng vào nghiên cứu, rút ngắn được quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung cóhiệu quả cho phương pháp điều tra cộng đồng.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Tiềm năng du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêna. Vị trí địa lý Các huyện miền núi Quảng Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°0 ...

Tài liệu có liên quan: