Danh mục

Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.32 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày: Du lịch sinh thái đang được quan tâm và phát triển nhanh trên thế giới. Huyện A Lưới tỉnh - Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng về tự nhiên, văn hóa bản địa và các tài nguyên hỗ trợ,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên HuếTIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNDU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾLÊ VĂN TINĐại học HuếNGUYỄN HOÀNG SƠNTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Du lịch sinh thái đang được quan tâm và phát triển nhanh trên thếgiới. Huyện A Lưới tỉnh - Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng về tự nhiên,văn hóa bản địa và các tài nguyên hỗ trợ, cũng như các điều kiện để pháttriển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, du lịch sinh thái ở A Lưới còn yếu vàchưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc của du lịch sinh thái, cần có nhiều giảipháp hợp lý để khai thác tốt tiềm năng này của huyện.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những thập niên gần đây, du lịch sinh thái đang có bước phát triển nhanh chóng.Với đặc điểm là gắn với thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương, thông qua việc giáodục về môi trường, mang lại lợi ích nhiều mặt cho nhân dân và chính quyền địa phươngnên du lịch sinh thái đang rất hấp dẫn khách du lịch, được chính phủ ở nhiều quốc giaquan tâm đầu tư phát triển. Hiện nay du lịch sinh thái không chỉ là hướng du lịch tăngtrưởng nhanh nhất, mà còn chiếm một vị trí quan trọng trong du lịch quốc tế. Nhiềuhình thức du lịch sinh thái đã được lựa chọn đầu tư trong các dự án và quy hoạch pháttriển ở nhiều cấp độ khác nhau.A Lưới là huyện vùng cao thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với hai tỉnh làSalavan và Sê Kông của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyệnĐakrông (Quảng Trị) huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), phía Nam giáp huyện TâyGiang (Quảng Nam), phía Đông giáp các huyện Hương Trà, Hương Thuỷ và NamĐông. A Lưới hiện đang có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như: du lịch sinh thái, dulịch ẩm thực, du lịch văn hoá tộc người, du lịch các điểm di tích cách mạng... Mỗi mộtloại hình du lịch đều có những thế mạnh và nét đặc trưng của nó, trong đó nổi bật nhấtlà du lịch sinh thái.Việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động, đề xuất giải pháp pháttriển du lịch sinh thái của huyện A Lưới là vấn đề có tính cấp thiết.2. TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA HUYỆNA LƯỚI2.1. Đặc điểm tự nhiênNằm trên sườn Tây của dãy Trường Sơn Bắc, huyện A Lưới có địa hình phức tạp, hiểmtrở, bị chia cắt mạnh, độ cao tuyệt đối dao động từ 250m đến 1.774m. Cao nhất là đỉnhTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 96-104TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DU LỊCH...97Động Ngại (1.774m). Được nâng lên do tân kiến tạo, thung lũng A Lưới kéo dài theohướng Tây Bắc - Đông Nam, hai bên thung lũng là địa hình núi cao và hiểm trở, cácđỉnh núi ở đây thường có độ dốc trên 350. Sự tương phản lớn của địa hình đã tạo nênnhững phong cảnh ngoạn mục: thác nước, khe suối, thung lũng sâu…, đây chính là tiềmnăng để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây bất lợi cho dulịch như độ an toàn thấp, công tác cứu hộ gặp khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.Đại bộ phận của lãnh thổ A Lưới có kiểu khí hậu mang tính chất chuyển tiếp Đông vàTây Trường Sơn với chế độ mưa mùa. A Lưới có tổng lượng mưa năm trên 3.400mm.Trong đó, tổng lượng mưa từ tháng I đến tháng VIII chỉ khoảng 1.000mm, tháng II vàtháng III là 2 tháng thiếu ẩm. Tốc độ gió trung bình mạnh nhất trong tỉnh, số ngày códông nhiều nhất, thường xảy ra lóc, mưa đá hơn các nơi khác. A lưới quanh năm khôngcó mùa nóng. Mùa lạnh kéo dài 4 tháng, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 5OC.Tháng lạnh nhất có nhiệt độ dưới 18OC.Một phần diện tích huyện A Lưới thuộc tiểu vùng khí hậu núi cao Động Ngại với nhiệtđộ trung bình 18-22OC, lượng mưa năm xấp xỉ 3.600mm, khí hậu quanh năm mát mẻ,không có mùa nóng.Như vậy, bên cạnh nền nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai du lịchnghỉ dưỡng trên núi thì A Lưới cũng gặp nhiều khó khăn như dông, lốc, mưa đá.A Lưới là nơi bắt nguồn 5 con sông lớn trong khu vực. Trong đó có 2 sông chảy sangLào là Asáp và Alin, 3 sông chảy trong lãnh thổ Việt Nam là sông Đakrông, sông Bồ vàsông Hương. Sông suối với mật độ tương đối dày hiện diện trong địa bàn núi non phổbiến đã là điều kiện để hình thành các phong cảnh đẹp gắn liền suối thác như thác ANôr.A Lưới còn sở hữu một nguồn tài nguyên rừng lớn, tỷ lệ che phủ cao, trữ lượng trungbình 6-7 triệu m3 với nhiều loại gỗ quý như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền,tùng... và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây. Động vật rừng đa dạngvới một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai... thuộc nhóm động vật quý hiếm cầnđược bảo vệ. Đó là cơ sở tốt để phát triển du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan còn khánguyên sơ và đặc trưng cho khu vực chuyển tiếp Đông và Tây Trường Sơn.A Lưới còn nổi tiếng với những cảnh quan đẹp, hấp dẫn như thác A Nôr (xã HồngKim), hay thác Pông Chất; hang động Kềnh Crâm (xã A Roàng) với tầng tầng lớp lớptác phẩm tạo hình lạ mắt bằng thạch nhũ; suối dưỡng sinh nước nóng Tôm Trung; hồmặt nước ngầm A Co (xã Phú Vinh, Hồng Thượng); những dòng sông êm ả quanhthung lũng A Lưới như A Sáp, A Lin, Tà Rình ẩn khuất dưới hai bờ xanh cây trái; dảirừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao chạy dọc hai bên đường Hồ Chí Minhrất phù hợp cho du lịch mạo hiểm.2.2. Văn hóa bản địaA Lưới là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Tà Ôi, Ka Tu, Bru-Vân Kiều (người Tà Ôichiếm khoảng 60% dân số) với những nét văn hóa đặc sắc như lễ hội đâm trâu, đâm dê, 98LÊ VĂN TIN - NGUYỄN HOÀNG SƠNlễ cầu mùa AzaKoonh… Những lễ hội này chứa đựng nhiều nội dung khác nhau nhưcầu xin cho dân làng được sống yên vui, đoàn kết. A Lưới cũng tập trung khá đa dạngcác loại hình văn nghệ dân gian như âm nhạc, múa, hội họa mang đậm bản sắc văn hóacủa đồng bào địa phương. Bên cạnh đó còn có những tập quán sinh hoạt đặc trưng củadân bản địa, kiến trúc nhà ở, trang phục và những sản phẩm truyền thống, đặc biệt lànghề dệt vải dzèng (một loại thổ cẩm) v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: