Danh mục tài liệu

Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đứng trước những khó khăn này cũng như việc phải liên tục cập nhật để theo kịp các xu thế về tiền tệ và thương mại quốc tế trên thế giới, tiền kỹ thuật số pháp định (CBDC) ra đời như một giải pháp mới cho hệ thống tài chính. Sau quá trình phân tích và nghiên cứu, bài viết "Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam" đã đưa ra kết luận việc phát hành CBDC và đưa vào áp dụng rộng rãi là cần thiết và khả thi với tình hình của Việt Nam dựa vào khung đánh giá do do Fung và Halaburda (2016) phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam TIỀM NĂNG XÂY DỰNG TIỀN KỸ THUẬT SỐ PHÁP ĐỊNH Ở VIỆT NAM Nguyễn Phương Huyền1 Tóm tắt: Song hành với sự phát triển không ngừng của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là sự ra đời của các loại tiền phi vật lý như tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật … Tuy nhiên, việc sử dụng các loại tiền này còn gây ra nhiều bất cập và tồn tại các lỗ hổng bảo mật cũng như nhiều sự hạn chế về mặt chi phí, ứng dụng và cơ sở pháp lý. Đứng trước những khó khăn này cũng như việc phải liên tục cập nhật để theo kịp các xu thế về tiền tệ và thương mại quốc tế trên thế giới, tiền kỹ thuật số pháp định (CBDC) ra đời như một giải pháp mới cho hệ thống tài chính. Sau quá trình phân tích và nghiên cứu, bài viết đã đưa ra kết luận việc phát hành CBDC và đưa vào áp dụng rộng rãi là cần thiết và khả thi với tình hình của Việt Nam dựa vào khung đánh giá do do Fung và Halaburda (2016) phát triển. Từ khóa: tiền kỹ thuật số pháp định, CBDC, chuyển đổi số1. MỞ ĐẦU Chuyển đổi số và kinh tế số của Việt Nam được Google đánh giá là có tốc độ phát triểnnhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông,đóng góp của kinh tế số chiếm khoảng 14,26% GDP. Chuyển đổi số đang trở thành nhiệm vụvà xu thế của tất cả các lĩnh vực của đời sống-xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính. Theokết quả xếp hạng, năm 2021, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số khốicác bộ, ngành cung cấp dịch vụ công. Bộ Tài chính cũng duy trì vị trí đứng đầu về Bộ chỉ sốchuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia trong các bộ cung cấp dịch vụ công, với giá trị0,6321. Một trong những thành tựu nổi bật gần đây nhất trong chuyển đổi số ở lĩnh vực tàichính có thể kể đến việc Việt Nam chính thức tham gia sáng kiến ​​ nối thanh toán khu vực kết(RPC) cùng Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Sáng kiến này là thiếtlập một cơ chế đặc biệt tập trung vào việc sử dụng hệ thống mã QR cho các giao dịch bán lẻ.Việc tham gia sáng kiến này là một bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số liên quan tới thanhtoán kỹ thuật số xuyên biên giới. Khi nhắc đến thanh toán xuyên biên giới, một xu thế gần đâyđược các Ngân hàng Trung ương (NHTW) nhiều nước nhắc tới đó chính là phát hành tiền kỹthuật số pháp định (Central Bank Digital Currency – CBDC). CBDC được cho là một phươngtiện thanh toán hiện đại, dễ dàng sử dụng và quản lý. Loại tiền này hiện đang trong giai đoạnđầu giúp hỗ trợ hiệu quả hoạt động của rất nhiều mặt trong nền kinh tế. Ở Việt Nam bắt đầu có nghiên cứu về CBDC. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường mangtính chất đặt vấn đề, đưa ra tác dụng của CBDC (Nguyễn Ngọc Anh, 2023) và xu thế trên thếgiới và bài học cho Việt Nam (Hoàng Thị Thanh Thúy và cộng sự, 2022) nhưng chưa giải thíchtại sao nền kinh tế Việt Nam lại cần CBDC hay nói cách khác CBDC phù hợp với Việt Nam ởmặt nào. Những bài học đều mang tính tổng quát chứ chưa đi vào cụ thể (Nguyễn Thế Bính,1 Học viện tài chính340 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM2022) liệu bài học đấy có áp dụng vào tình hình Việt Nam hay không, đa số các kết luận đềuhướng tới khuyến nghị về mặt pháp lý hoặc khung chính sách cho phát triển trong tương laisau quá trình nghiên cứu về lợi ích hoặc thách thức của tiền kỹ thuật số nói chung (Lưu ÁnhNguyệt, 2022). Nhận thấy khoảng trống trong các nghiên cứu về CBDC, tác giả sẽ tiến hànhđánh giá tiềm năng và tính ứng dụng của CBDC tại Việt Nam ở khía cạnh hỗ trợ hệ thống thanhtoán dựa trên khung đánh giá và thực hiện các thay đổi phù hợp về các tiêu chí đánh giá củaNHTW Canada do Fung và Halaburda (2016) phát triển cùng với những sự điều chỉnh thíchhợp với tình hình trong nước hiện nay và mục tiêu của bài nghiên cứu. Cụ thể, bài nghiên cứusẽ giải quyết câu hỏi liệu phát hành CBDC và đưa vào áp dụng rộng rãi có cần thiết và khả thivới tình hình của Việt Nam hay không? Bài nghiên cứu gồm hai phần chính đó là Cơ sở lý thuyết – Phương pháp nghiên cứu vàNội dung nghiên cứu. Phần Cơ sở lý thuyết – Phương pháp nghiên cứu tập trung vào làm sángtỏ và phân biệt rõ các khái niệm liên quan tới tiền phi vật lý bao gồm tiền điện tử, tiền kỹ thuậtsố từ đó đưa ra đặc điểm chính của CBDC cũng như nội dung của phương pháp nghiên cứu sẽđược sử dụng. Ở phần Nội dung nghiên cứu, tác giả sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu đãđược nêu ra ở phần 2 để tiến hành phân tích sự cần thiết của CBDC dựa trên tình hình thực tếcủa Việt Nam và đưa ra các nhận định về tiềm năng áp dụng CBDC.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Cơ sở lý thuyết2.1.1. Phân biệt khái niệm liên quan đến các loại tiền phi vật lý Hiện nay ở Việt Nam, các khái niệm liên quan tới tiền điện tử, tiền kỹ thuật số và tiền sốhóa vẫn còn chưa được rõ ràng. Trước tiền, việc phân biệt rõ các loại tiền này là rất cần thiếttrong việc hiểu đúng và đầy đủ cũng như bước đầu thấy được vai trò và ích lợi của tiền kỹ thuậtsố do Ngân hàng nhà nước phát hành. Tiền điện tử (e-money) là tiền pháp định được Ngân hàng Nhà nước đảm bảo, có đầy đủ 3chức năng của tiền là dự trữ, trao đổi và hạch toán. Tiền điện tử cũng luôn được thể hiện dướidạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia (VND, USD, CNY...). Tiền điện tử ở ViệtNam ngày càng trở nên phổ biến trong thanh toán nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của hệ thốngngân hàng điện tử trên các thiết bị di động. Việc sử dụng tiền điện tử ngày càng trở nên phổbiến, tuy nhiên tiền kỹ thuật số hay tiền số hóa còn gây nhiều tranh cãi và chưa được quản lýhay đưa vào sử dụng rộng rãi. Tiền ảo (virtual currency) được Ngân hàng Trung ương Châu Âu định nghĩa là loại tiềnkhô ...