Nghiên cứu tiếp cận phân tích chuỗi giá trị, trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa nhằm đề xuất giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh doanh bền vững mặt hàng thủy sản này. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa đang có khả năng cạnh tranh yếu trên toàn chuỗi giá trị toàn cầu. Ngư dân, nậu vựa lớn và công ty chế biến thủy sản là những tác nhân then chốt trong chuỗi giá trị, nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài, chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, và đang chịu sức ép mặc cả cao từ phía nhà nhập khẩu. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu sự gắn kết. Ngư dân là tác nhân chịu thiệt nhiều nhất với giá đầu ra thấp và rủi ro sản xuất cao. Nghiên cứu kiến nghị giải pháp tăng cường liên kết và hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mặt hàng thủy sản này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác - Trường hợp mặt hàng cá Ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Số 4/2013
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH
CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN KHAI THÁC - TRƯỜNG HỢP MẶT HÀNG
CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI KHÁNH HÒA
ACCESS VALUE CHAIN TO IMPROVE COMPETITIVE ADVANTAGE FOR MARINE
FISHING PRODUCTS – THE CASE OF SKIPJACK TUNA IN KHANH HOA
Phan Lê Diễm Hằng1, Nguyễn Ngọc Duy2
Ngày nhận bài: 03/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 02/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiếp cận phân tích chuỗi giá trị, trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa nhằm đề xuất giải
pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh doanh bền vững mặt hàng thủy sản này. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa đang có khả năng cạnh tranh yếu trên toàn chuỗi giá trị toàn cầu. Ngư dân, nậu
vựa lớn và công ty chế biến thủy sản là những tác nhân then chốt trong chuỗi giá trị, nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp
cận thông tin thị trường nước ngoài, chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, và đang chịu sức ép mặc
cả cao từ phía nhà nhập khẩu. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu sự gắn kết. Ngư dân là tác nhân chịu thiệt
nhiều nhất với giá đầu ra thấp và rủi ro sản xuất cao. Nghiên cứu kiến nghị giải pháp tăng cường liên kết và hợp tác giữa
các tác nhân trong chuỗi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mặt hàng thủy sản này.
Từ khóa: cá ngừ sọc dưa, chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh, sản phẩm thủy sản
ABSTRACT
This research accesses value chain analysis for examining the case of the skipjack tuna in Khanh Hoa to suggest
solutions to improve competitive advantage and develop sustainable business for this item. The research results demonstrate
that the value chain of the skipjack tuna has weak competitive capacity in global value chain. Fishers, large traders and
export seafood processing companies are the key actors of this chain, but they face with difficulties in accessing information
of foreign markets, unfulfilling the strick requirements of customers, and disadvantages due to high barnaining power from
the importers. Cooperation between the actors within the chain lacks linking closely. The fishers get the most disadvantages
for their low output price and high production risk. The research recommends solutions of strengthening links and
cooperation among the actors in the chain to create long-term competitive advantage for this fishery product.
Keywords: skipjack tuna, value chain, competitive advantage, fishery product
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở miền duyên hải
Nam Trung Bộ có lợi thế phát triển ngành khai thác
thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác biển của
Khánh Hòa tăng bình quân 2%/năm từ năm 2009
đến 2011 và chiếm khoảng 80% tổng sản lượng
thủy sản của cả tỉnh (Cổng thông tin điện tử Khánh
Hòa, 2013). Sản lượng khai thác biển của tỉnh đạt
khoảng 75.174 tấn trong năm 2011 (Cổng thông
tin điện tử Khánh Hòa, 2013). Cá ngừ sọc dưa là
1
2
sản phẩm khai thác biển có giá trị kinh tế cao, mang
lại nguồn sinh kế chủ yếu cho ngư dân đánh bắt
nghề lưới rê trong tỉnh, và là nguồn thu nhập quan
trọng cho những tác nhân khác tham gia trong chuỗi
(DANIDA, 2010). Tuy nhiên, hiện nay có nhiều
thách thức trong sản xuất và phân phối sản phẩm
thủy sản khai thác về các vấn đề liên quan đến đáp
ứng yêu cầu người tiêu dùng về chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sản
xuất thân thiện với môi trường và bảo vệ nguồn lợi.
Phan Lê Diễm Hằng: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
ThS. Nguyễn Ngọc Duy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Đây là những thách thức đòi hỏi xây dựng chuỗi giá
trị sản phẩm gắn kết chặt chẽ tất cả các tác nhân
trong chuỗi nhằm đạt được mục tiêu là tạo lập lợi
thế cạnh tranh có tính bền vững cho sản phẩm thủy
sản khai thác trên thị trường quốc tế. Vì vậy, nghiên
cứu này tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá
trị sản phẩm thủy sản khai thác - mặt hàng cá ngừ
sọc dưa ở thị trường Khánh Hòa nhằm đạt được
các mục tiêu cụ thể là: (1) Xác định các tác nhân
và các mối liên kết trong chuỗi; (2) Đánh giá cách
thức tổ chức, vận hành thị trường và tình hình cạnh
tranh trong ngành; và (3) Đề xuất các kiến nghị về
mặt chính sách để nâng cao lợi thế cạnh tranh lâu
dài và phát triển kinh doanh bền vững.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân trong
chuỗi bao gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế
biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK), người bán sỉ
và người bán lẻ. Nghiên cứu được thực hiện trên
phạm vi địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Dữ liệu được thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
trong chuỗi. Số liệu thu thập gồm 40 mẫu hộ ngư
dân, 4 nậu vựa, 5 công ty CBTSXK, 4 người buôn
bán sỉ và 5 người bán lẻ. Số liệu nghiên cứu được
điều tra trong năm 2012 cho năm 2011.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chuỗi giá trị là tập hợp tất cả các hoạt động để
tạo ra một sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng
Số 4/2013
thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động
sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky
và Morris, 2001). Mô hình SCP (Structure–Conduct–
Performance) của Bain (1951) tiếp cận theo chuỗi
giá trị ngành hàng kinh doanh chỉ ra mối liên hệ giữa
3 nhân tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C)
và kết quả thực hiện thị trường (P) trong chuỗi giá trị
sản phẩm. Nghiên cứu này sử dụng mô hình SCP
để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm mặt hàng cá
ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa. Căn cứ vào mục tiêu
nghiên cứu và những hạn chế về dữ liệu, nghiên
cứu này tập trung phân tích nhân tố cấu trúc thị
trường và vận hành thị trường, cụ thể là:
- Cấu trúc thị trường (S): xác định các tác nhân
và các mối liên kết trong chuỗi giá trị, đặc điểm sản
xuất kinh doanh ...
Tiếp cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác - Trường hợp mặt hàng cá Ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 793.77 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếp cận chuỗi giá trị Nâng cao lợi thế cạnh tranh Cá Ngừ sọc dưa Tỉnh Khánh Hòa Sản phẩm thủy saTài liệu có liên quan:
-
8 trang 78 0 0
-
Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND
5 trang 39 0 0 -
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác cải cách hành chính tại tỉnh Khánh Hòa
14 trang 35 0 0 -
Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND
6 trang 30 0 0 -
Khảo sát một số hành vi sức khỏe của người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa
5 trang 29 0 0 -
4 trang 29 0 0
-
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản: Số 2/2018
120 trang 28 0 0 -
Quyết định số 40/2012/QĐ-UBND
22 trang 27 0 0 -
Nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại tỉnh Khánh Hòa
12 trang 27 0 0 -
32 trang 26 0 0