Danh mục tài liệu

Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo: Một cách nhìn khác về tôn giáo

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.45 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập và bước đầu bàn đến khái niệm thực thể tôn giáo như một cách nhìn thực tiễn về hiện tượng tôn giáo trong thực tế nhằm khắc phục cách nhìn tôn giáo như một hình thái ý thức ý xã hội thuần túy. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo: Một cách nhìn khác về tôn giáoNghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014NGUYỄN QUỐC TUẤN*TIẾP CẬN HỆ THỐNG VỀ THỰC THỂ TÔN GIÁO:MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ TÔN GIÁOTóm tắt: Bài viết đề cập và bước đầu bàn đến khái niệm thực thểtôn giáo như một cách nhìn thực tiễn về hiện tượng tôn giáo trongthực tế nhằm khắc phục cách nhìn tôn giáo như một hình thái ýthức ý xã hội thuần túy. Thực thể tôn giáo bao gồm năm đặc tínhđể phân biệt nó với thực thể xã hội khác: tính lịch sử, tính tập thể,tính vật thể, tính biểu tượng và tính kinh nghiệm, nhạy cảm. Mặtkhác, từ thực thể tôn giáo, cần có cách tiếp cận hệ thống về thựcthể tôn giáo với tư cách là một thiết chế xã hội như các thiết chếxã hội khác và thử áp dụng vào nhìn chức năng liên kết xã hộicủa tôn giáo.Từ khóa: Thực thể tôn giáo, tiếp cận hệ thống, chức năng liên kếtxã hội của tôn giáo1. Về khái niệm thực thể tôn giáoTừ khá lâu, nhận thức về hiện tượng tôn giáo ở Việt Nam tưởng chừngđã được khẳng định tương đối chắc chắn, ít nhất là trong khuôn khổ củagiới nghiên cứu tôn giáo nói riêng. Thế nhưng, khi Đặng Nghiêm Vạn đềxuất các khái niệm cơ bản, trong đó có khái niệm tôn giáo (trong trườnghợp này là đạo Cao Đài) “là một thực thể khách quan xã hội…” trongcuốn Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài năm 19951 thì dường như khôngmấy ai tập trung làm rõ hơn thêm cái khái niệm “thực thể khách quan xãhội” này nó như thế nào? Trái lại, người nghiên cứu tôn giáo, mà sau đóthấy xuất hiện ngày một nhiều, đã ít dùng khái niệm “thực thể” thì chớ,lại gần như “mặc định” hiện tượng tôn giáo tồn tại dưới hai hình thức là“tín ngưỡng”2 và “tôn giáo” tách biệt nhau, chưa nói tới khái niệm “tínngưỡng dân gian” được dùng một cách tràn lan, và bị coi là cấp độ thấphơn tôn giáo. Đó là một nhầm lẫn đáng tiếc và kéo dài. Vậy, liệu cóhướng tiếp cận hiện tượng tôn giáo thế nào để khắc phục được cách nhìn*TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.4Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014nhầm lẫn như vậy? Có thể trả lời đó là cách tiếp cận hệ thống thực thểtôn giáo. Nhưng điều trước tiên cần làm là thống nhất về cách hiểu tôngiáo, chức năng của tôn giáo đối với xã hội, hay nói cách khác là tôn giáotrong tồn tại thực của nó là một thực thể xã hội. Tôi sẽ cố gắng trình bàymột cách cô đọng nhất có thể để diễn giải thực thể tôn giáo này là gì. Dĩnhiên, điều đó đặt ra một công việc dài hơi hơn là viết một chuyên luậnbàn sâu về thực thể tôn giáo trong tương lai.Xin nhắc lại khái niệm tôn giáo, chức năng của tôn giáo đối với xã hộitrước và sau năm 1990 là năm ban hành NQ24/TW của Bộ Chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam đã có sự khác nhau khá cơ bản về mặt nhậnthức. Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức của phần lớn các nhà nghiêncứu vẫn còn rất chênh nhau, nếu không muốn nói là có nhiều điểm chưađạt được sự thống nhất thật sự của một bộ môn khoa học cần có, khiếncho công tác nghiên cứu gặp không ít khó khăn khi cần phải trao đổi vàthảo luận. Lấy một thí dụ tưởng như rất xa với chủ đề của bài này, tathường hay nghe: quản lý nhà nước về tôn giáo, một khái niệm thoạt đầunghe thuận tai, nhưng đi vào nội dung và theo thời gian, là một khái niệmmơ hồ, không rõ ràng và dễ gây hiểu nhầm thành nhà nước kiểm soátniềm tin tôn giáo. Thực ra phải gọi là: quản lý nhà nước về hoạt động củacác tổ chức tôn giáo. Đây là khái niệm có nội hàm rõ ràng và ngoại diênvừa đủ để gác ra ngoài những gì thuộc về bản chất của tôn giáo là niềmtin tôn giáo, nghi thức tôn giáo hay các sinh hoạt của người tín đồ trongkhuôn khổ cộng đồng và tổ chức của họ, tức là quản lý nhà nước và luậtpháp chỉ điều chỉnh hoạt động của tổ chức tôn giáo. Hoạt động đó mớiphát sinh quan hệ xã hội, tác động đến xã hội thay vì chỉ với nội bộ cộngđồng và tổ chức tôn giáo đó.Điều này rõ ràng có liên quan đến quan niệm tôn giáo như là một kháiniệm thuần túy thuộc thượng tầng kiến trúc, mà quên mất các phươngdiện tồn tại khác, thực tế của tôn giáo đã tồn tại như kiến trúc, nghệ thuật,nghi lễ, tổ chức,… để thể hiện niềm tin tôn giáo của họ. Đó là chưa kể đểthuận lợi cho việc quản lý, cách định nghĩa quan phương về khái niệmtôn giáo ở Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểusự tồn tại của tôn giáo như thực tế tối giản và máy móc, khi khu biệt nóchỉ trong tiêu chí cứng: giáo chủ, giáo lý, giáo luật, giáo hội và tín đồ3.Đó là ta chưa kể đến khái niệm tôn giáo còn được định nghĩa dưới nhiềugóc độ tiếp cận khác nhau đã tràn lan trong thực tế. Như vậy, đã đến lúcNguyễn Quốc Tuấn. Tiếp cận hệ thống…5phải đặt lên bàn thảo luận về sự không thống nhất đó. Và trước hết làcách hiểu về tôn giáo để từ đó hiểu về chức năng của tôn giáo. Tôi xinkhông nhắc lại các định nghĩa tôn giáo đã có và cách tiếp cận mác xít coitôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, có tính độc lập tương đối, và theotôi, đã có phần nào diễn giải không đúng với tinh thần của K. Marx khinói về tôn giáo.Trong bài này, tôi chỉ muốn đưa ...