Danh mục tài liệu

Tiếp cận lịch sử qua di sản văn hóa

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.19 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, tiếp cận liên ngành đã trở thành một xu hướng tất yếu và cần thiết, làm tăng tính hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học. Trên tinh thần ấy, bài viết bàn đến hướng tiếp cận lịch sử từ các di tích (qua trường hợp Thanh Hóa). Điều này không nằm ngoài mục tiêu nhìn nhận lịch sử từ nhiều chiều cạnh, để tiến tới gần nhất bản chất của vấn đề lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận lịch sử qua di sản văn hóaS 4 (57) - 2016 - Di sn vn h‚a vt thTIẾP CẬN LỊCH SỬQUA DI SẢN VĂN HÓA61TS. LÊ TH THO*TÓM TẮTNgày nay, tiếp cận liên ngành đã trở thành một xu hướng tất yếu và cần thiết, làm tăng tính hiệu quả củacông tác nghiên cứu khoa học. Trên tinh thần ấy, bài viết bàn đến hướng tiếp cận lịch sử từ các di tích (quatrường hợp Thanh Hóa). Điều này không nằm ngoài mục tiêu nhìn nhận lịch sử từ nhiều chiều cạnh, để tiến tớigần nhất bản chất của vấn đề lịch sử.Từ khóa: di tích; nghiên cứu lịch sử; Thanh Hóa.ABSTRACTToday, interdisciplinary research has become an inevitable and necessary trend, to increase the effectivenessof scientific research. In the spirit of that, the paper discusses the historical approach from the heritage sites(through Thanh Hoa case study). This does not fall outside the historical recognition from several dimensions,in order to proceed to the nearest nature of historical issues.Key words: Heritage site; Historical study; Thanh Hóa.1. Di tích - nguồn sử liệu quan trọng1.1. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động củacon người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Tất nhiên,việc dựng lại lịch sử chân thực như nó vốn đã từngdiễn ra là điều không thể, nhưng nhà sử học, quacác nguồn sử liệu như: sử liệu thành văn, sử liệu vậtchất, sử liệu truyền miệng dân gian, sử liệu dân tộchọc, sử liệu tranh ảnh, phim ảnh, ghi âm... có thểnhận thức được lịch sử (một cách tiệm cận), qua đókhái quát thành những quy luật, những bài học lịchsử để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Trong số đó,di tích là một nguồn sử liệu đồ sộ và có ý nghĩaquan trọng.Theo Từ điển tiếng Việt, di tích là dấu vết của quákhứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, cóý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa1.Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4loại hình cơ bản: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh.Theo cấp độ có: di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia vàdi tích quốc gia đặc biệt.Bản thân di tích đã dung hợp trong nó nhiềunguồn sử liệu mà nhà sử học có thể khai thác:* Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa- Sử liệu chữ viết: sắc phong, thần tích, thần phả,gia phả, câu đối, văn bia...- Sử liệu truyền miệng: truyền thuyết, truyện kểdân gian liên quan đến di tích.- Sử liệu dân tộc học: phong tục, tập quán, tínngưỡng, tri thức… của cộng đồng ở không gianliên quan đến di tích.- Sử liệu vật chất: các hiện vật trong di tích: kiếntrúc, đồ thờ, các mảng chạm khắc,... Đây là nguồn tưliệu đặc biệt, gắn với đặc trưng của di tích, là nhữngbằng chứng sống về những sinh hoạt vật chất vàtinh thần của cộng đồng cư dân nơi di tích tồn tạiqua từng thời kỳ lịch sử, cung cấp cho nhà nghiêncứu những thông tin trực tiếp mà nhiều nguồn sửliệu khác không hoặc không có điều kiện đề cập.Có thể nói, di tích chứa đựng lịch sử còn sống(hiện hữu) cho các thế hệ sau, tạo ra một cầu nốigiữa quá khứ và hiện tại, từ đó giúp chúng ta gópphần định hướng tương lai. Và, chỉ với những gì cònlại đến nay (dù rất ít ỏi so với những gì ông cha ta đãxây dựng được), các di tích là đại diện cho mộttrong những khía cạnh nổi bật nhất của lịch sử, vănhóa Việt Nam.1.2. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhữngcộng đồng cư dân trên đất nước Việt Nam đã sángtạo ra một hệ thống di tích phong phú, đa dạng.L˚ Th Tho: Tip cn lch s...62Theo thống kê sơ bộ, hiện trên cả nước có hơn4 vạn di tích được kiểm kê, với 3.258 di tích xếphạng quốc gia và 7.535 di tích cấp tỉnh. Trong số ditích quốc gia, có 73 di tích quốc gia đặc biệt, 8 disản thế giới. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình, địađiểm ẩn tàng trong các làng xã chưa được thốngkê, xếp hạng.Riêng ở Thanh Hóa, theo số liệu của Trung tâmBảo tồn Di sản văn hóa, hiện có hơn 4.000 di tích,trong đó 145 di tích quốc gia (3 di tích quốc gia đặcbiệt), 647 di tích cấp tỉnh. Đây là nguồn tư liệu rấtphong phú có thể khai thác trong biên soạn lịch sửđịa phương và lịch sử dân tộc.1.3. Tiếp cận lịch sử từ di sản văn hóa không phảilà con đường hoàn toàn mới mẻ. Trước đây, tuykhông bàn nhiều đến lý thuyết, nhưng những nhànghiên cứu, như cố GS. Nguyễn Đức Từ Chi, cố GS.Trần Quốc Vượng, PGS.TS. Trần Lâm Biền..., bằng cáctrường hợp cụ thể, đã nhiều lần cho chúng ta thấyrằng, thông qua di tích, có thể có được sự nhìn nhậntoàn diện, vững chắc hơn về lịch sử, thậm chí đôilúc còn thấy cần phải nhìn nhận, xem xét lại một sốvấn đề lịch sử sau khi tiếp cận và nghiên cứu sâusắc hệ thống di tích. Nhưng sự mênh mông của lịchsử và sự phong phú, đa dạng của di tích vẫn cần cónhững nghiên cứu tiếp nối.2. Tiếp cận một số vấn đề lịch sử Thanh Hóatừ di tích2.1. Trong điều kiện chung, lịch sử Thanh Hóathời tiền sử và sơ sử, hầu như chỉ được nhận biếtthông qua các di tích khảo cổ học. Những quyểnthông sử Việt Nam hiện tại đều bắt đầu bằng di tíchNúi Đọ và gần giống với nó là Núi Nuông, Núi Quan ...

Tài liệu có liên quan: