Tiếp cận văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.43 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nếu con sông Đà phải cảm ơn Nguyễn Tuân vì nhờ nhà văn mà nó mới được ghi tên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một đối tượng thẩm mĩ, thì giống vậy, dòng sông Hương cũng phải cảm ơn nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Có thể nói hai con sông ấy chảy trong lịch sử hai vùng đất nước đã được hai nhà văn bắt mạch khơi dòng cho chúng chảy tiếp, uốn lượn bồng bềnh trôi trong miền đất văn chương đầy chất thơ, chất họa, chất nhạc... để rồi mãi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Tiếp cận văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Nếu con sông Đà phải cảm ơn Nguyễn Tuân vì nhờ nhà văn mà nó mới đượcghi tên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một đối tượng thẩm mĩ, thì giốngvậy, dòng sông Hương cũng phải cảm ơn nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Có thểnói hai con sông ấy chảy trong lịch sử hai vùng đất nước đã được hai nhà văn bắtmạch khơi dòng cho chúng chảy tiếp, uốn lượn bồng bềnh trôi trong miền đất vănchương đầy chất thơ, chất họa, chất nhạc... để rồi mãi tha thiết chảy trong tâm thứcbạn đọc. Đúng là chúng ta sẽ thiếu sót với xứ Huế, với học sinh nếu không đưa Ai đã đặttên cho dòng sông? vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Bởi đây làmột bút ký đặc sắc mà qua đó học sinh sẽ vừa được làm quen với một thể loại vănhọc, vừa được biết đến một phong cách bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tinh tế tài hoakết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và tính trữ tình, chất nghị luận sắc sảo và sự hiểubiết uyên bác được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, địa lý,lịch sử, hội hoạ, âm nhạc, thơ ca… Đoạn trích trong sách Ngữ văn 12 là đoạn miêu tảtừ bắt đầu nơi rừng già, dòng sông xuôi về miền đất Châu Hoá, uốn mình qua kinhthành Huế rồi đi về với biển cả. Thế cho nên có một cách tiếp cận tác phẩm là căn cứvào hình tượng dòng sông để phân tích với các luận điểm: sông Hương - mãnh liệt nơirừng già vùng thượng nguồn; sông Hương - êm đềm nơi đồng bằng và ngoại vi thànhHuế; sông Hương - thơ mộng soi bóng kinh thành Huế; sông Hương - day dứt chia tayHuế để về với biển cả. Tôi xin giới thiệu một cách khác căn cứ vào chính cách tiếpcận từ nhiều góc độ của tác giả. 1. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lại địa đồ của dòng sông Hương mà đặc điểmđịa lý đầu tiên là nó thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế. Khởi nguồn từrừng già, cường tráng và mãnh liệt vượt qua những cánh rừng Trường Sơn, uốn lượnquanh co qua miền Châu Hoá, theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén vòng qua đấtbãi Nguyệt Biều ôm lấy chân đồi Thiên Mụ rồi xuôi về Huế, gặp thành phố ở cồn GiãViên rồi uốn sang Cồn Hến, ra khỏi kinh thành dòng sông liền chếch về phía Bắc trôiđi trong sắc màu vùng ngoại ô Vĩ Giạ, như lưu luyến với kinh thành mà nó lại rẽ theohướng đông tây để gặp thành Huế lần nữa ở thị trấn Bao Vinh rồi mới trôi ra biển. Sựxuất hiện một loạt các địa danh văn hoá vốn gắn liền với xứ Huế thực không vô tình,như muốn nói với bạn đọc: sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn củaxứ Huế. Sông Hương là lịch sử của đất cố đô. Từ thuở xa xưa nó là dòng sông biênthuỳ của nước Đại Việt, trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi nó là dòng sôngthiêng với tên Linh Giang cổ kính. Đến thế kỷ XVIII nó ưỡn ngực đưa những đoànquân Tây Sơn hùng dũng tiến ra Bắc đuổi quân Thanh xâm lược. Từ thế kỷ XIX dòngsông lại in bóng những lăng tẩm đồ sộ chôn vùi giấc ngủ nghìn năm của vua chúa nhàNguyễn. Xuân Mậu Thân 1968 dòng sông lại mở lòng đón nhận những dòng máu anhhùng của những người con xứ Huế, yêu xứ Huế đã ngã xuống bảo vệ mảnh đất anhhùng. Phác thảo lại lịch sử cũng là một cách để nhà văn làm sống dậy dòng sôngHương trong lịch sử, nó như được chảy ra từ lịch sử, mang ý thức của lịch sử. Consông Hương đã trở thành huyền thoại, thành dấu ấn của lịch sử. Dòng sông Hương mang trong mình nó nét văn hoá đậm đà xứ Huế. Đó có thểlà một sắc tím Huế đã trở thành biểu tượng riêng của xứ này mà sắc tím ấy có từ rấtxưa, vốn là màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màuđỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện. Đấy là sắc áo cưới của xứ Huế ngàyxưa, trong những ngày nắng được đem ra phơi và luôn in bóng trên mặt sông Hươngtrữ tình. Đó có thể là một đêm hội hoa đăng những rằm tháng bảy với hàng trăm nghìnngọn đèn bồng bềnh trên mặt sông; là âm thanh của người tài nữ đánh đàn lúc đêmkhuya… Đó là giọng hò dân gian cũng là tâm hồn người xứ Huế lan xa và âm vangkhắp mặt sông. Giả sử nếu không có mặt nước Hương giang thì dứt khoát không thểcó những điệu hò, nhịp hò ấy. 2. Từ cổ chí kim, cái đẹp luôn là đối tượng thẩm mỹ, luôn là chuẩn mực thẩmmỹ để các nhà văn nhà thơ hướng tới khám phá, sáng tạo, so sánh, đối chiếu. Nhưngnếu không khéo sẽ rất dễ rơi vào sự khuôn sáo nhàm chán. Khi miêu tả vẻ đẹp củadòng sông Hương nhà văn Hoàng Phủ đã tránh được điều ấy nhờ ông luôn nhìn nónhư nhìn một con người mà cụ thể là một cô gái đẹp trong mối liên hệ tự nhiên và cócơ sở. Nơi thượng nguồn, sông Hương như một cô gái Di-gan phóng khoáng và mandại. Di-gan còn có tên gọi khác là Bô-hê-miêng chỉ một tộc người thích sống tự do,lang thang mưu sinh bằng múa hát. Đặc tính của cô gái Di-gan cũng là đặc tính củadòng sông Hương nơi rừng già, lang thang, tự do và luôn ồn ào hát múa. Chảy giữacánh đồng Châu Hoá, dòng sông như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng. Không chỉngủ say mà c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Tiếp cận văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Nếu con sông Đà phải cảm ơn Nguyễn Tuân vì nhờ nhà văn mà nó mới đượcghi tên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một đối tượng thẩm mĩ, thì giốngvậy, dòng sông Hương cũng phải cảm ơn nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Có thểnói hai con sông ấy chảy trong lịch sử hai vùng đất nước đã được hai nhà văn bắtmạch khơi dòng cho chúng chảy tiếp, uốn lượn bồng bềnh trôi trong miền đất vănchương đầy chất thơ, chất họa, chất nhạc... để rồi mãi tha thiết chảy trong tâm thứcbạn đọc. Đúng là chúng ta sẽ thiếu sót với xứ Huế, với học sinh nếu không đưa Ai đã đặttên cho dòng sông? vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Bởi đây làmột bút ký đặc sắc mà qua đó học sinh sẽ vừa được làm quen với một thể loại vănhọc, vừa được biết đến một phong cách bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tinh tế tài hoakết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và tính trữ tình, chất nghị luận sắc sảo và sự hiểubiết uyên bác được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, địa lý,lịch sử, hội hoạ, âm nhạc, thơ ca… Đoạn trích trong sách Ngữ văn 12 là đoạn miêu tảtừ bắt đầu nơi rừng già, dòng sông xuôi về miền đất Châu Hoá, uốn mình qua kinhthành Huế rồi đi về với biển cả. Thế cho nên có một cách tiếp cận tác phẩm là căn cứvào hình tượng dòng sông để phân tích với các luận điểm: sông Hương - mãnh liệt nơirừng già vùng thượng nguồn; sông Hương - êm đềm nơi đồng bằng và ngoại vi thànhHuế; sông Hương - thơ mộng soi bóng kinh thành Huế; sông Hương - day dứt chia tayHuế để về với biển cả. Tôi xin giới thiệu một cách khác căn cứ vào chính cách tiếpcận từ nhiều góc độ của tác giả. 1. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lại địa đồ của dòng sông Hương mà đặc điểmđịa lý đầu tiên là nó thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế. Khởi nguồn từrừng già, cường tráng và mãnh liệt vượt qua những cánh rừng Trường Sơn, uốn lượnquanh co qua miền Châu Hoá, theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén vòng qua đấtbãi Nguyệt Biều ôm lấy chân đồi Thiên Mụ rồi xuôi về Huế, gặp thành phố ở cồn GiãViên rồi uốn sang Cồn Hến, ra khỏi kinh thành dòng sông liền chếch về phía Bắc trôiđi trong sắc màu vùng ngoại ô Vĩ Giạ, như lưu luyến với kinh thành mà nó lại rẽ theohướng đông tây để gặp thành Huế lần nữa ở thị trấn Bao Vinh rồi mới trôi ra biển. Sựxuất hiện một loạt các địa danh văn hoá vốn gắn liền với xứ Huế thực không vô tình,như muốn nói với bạn đọc: sông Hương chính là hiện thân, là bộ mặt, là linh hồn củaxứ Huế. Sông Hương là lịch sử của đất cố đô. Từ thuở xa xưa nó là dòng sông biênthuỳ của nước Đại Việt, trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi nó là dòng sôngthiêng với tên Linh Giang cổ kính. Đến thế kỷ XVIII nó ưỡn ngực đưa những đoànquân Tây Sơn hùng dũng tiến ra Bắc đuổi quân Thanh xâm lược. Từ thế kỷ XIX dòngsông lại in bóng những lăng tẩm đồ sộ chôn vùi giấc ngủ nghìn năm của vua chúa nhàNguyễn. Xuân Mậu Thân 1968 dòng sông lại mở lòng đón nhận những dòng máu anhhùng của những người con xứ Huế, yêu xứ Huế đã ngã xuống bảo vệ mảnh đất anhhùng. Phác thảo lại lịch sử cũng là một cách để nhà văn làm sống dậy dòng sôngHương trong lịch sử, nó như được chảy ra từ lịch sử, mang ý thức của lịch sử. Consông Hương đã trở thành huyền thoại, thành dấu ấn của lịch sử. Dòng sông Hương mang trong mình nó nét văn hoá đậm đà xứ Huế. Đó có thểlà một sắc tím Huế đã trở thành biểu tượng riêng của xứ này mà sắc tím ấy có từ rấtxưa, vốn là màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màuđỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện. Đấy là sắc áo cưới của xứ Huế ngàyxưa, trong những ngày nắng được đem ra phơi và luôn in bóng trên mặt sông Hươngtrữ tình. Đó có thể là một đêm hội hoa đăng những rằm tháng bảy với hàng trăm nghìnngọn đèn bồng bềnh trên mặt sông; là âm thanh của người tài nữ đánh đàn lúc đêmkhuya… Đó là giọng hò dân gian cũng là tâm hồn người xứ Huế lan xa và âm vangkhắp mặt sông. Giả sử nếu không có mặt nước Hương giang thì dứt khoát không thểcó những điệu hò, nhịp hò ấy. 2. Từ cổ chí kim, cái đẹp luôn là đối tượng thẩm mỹ, luôn là chuẩn mực thẩmmỹ để các nhà văn nhà thơ hướng tới khám phá, sáng tạo, so sánh, đối chiếu. Nhưngnếu không khéo sẽ rất dễ rơi vào sự khuôn sáo nhàm chán. Khi miêu tả vẻ đẹp củadòng sông Hương nhà văn Hoàng Phủ đã tránh được điều ấy nhờ ông luôn nhìn nónhư nhìn một con người mà cụ thể là một cô gái đẹp trong mối liên hệ tự nhiên và cócơ sở. Nơi thượng nguồn, sông Hương như một cô gái Di-gan phóng khoáng và mandại. Di-gan còn có tên gọi khác là Bô-hê-miêng chỉ một tộc người thích sống tự do,lang thang mưu sinh bằng múa hát. Đặc tính của cô gái Di-gan cũng là đặc tính củadòng sông Hương nơi rừng già, lang thang, tự do và luôn ồn ào hát múa. Chảy giữacánh đồng Châu Hoá, dòng sông như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng. Không chỉngủ say mà c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ai đã đặt tên cho dòng sông nghị luận văn lớp 12 ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Tài liệu có liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 808 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 359 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 278 5 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 81 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 70 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 68 0 0 -
Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (Sách Chân trời sáng tạo)
66 trang 67 0 0 -
68 trang 62 0 0
-
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 58 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 57 0 0