Danh mục tài liệu

Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.81 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi có sự tương tác giữa những người sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Sau một thời gian, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ sẽ có những tác động đến những ngôn ngữ liên quan trong quá trình này. Có thể nói rằng không có ngôn ngữ nào đang được sử dụng mà không có bất kì sự tiếp xúc nào với ngôn ngữ khác hoặc vay mượn từ vựng để bổ sung, diễn đạt những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kìJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 88-93This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0014TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌNguyễn Thúy NgaPhòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi có sự tương tác giữa những người sử dụng ngônngữ khác nhau. Sau một thời gian, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ sẽ có những tác động đếnnhững ngôn ngữ liên quan trong quá trình này. Có thể nói rằng không có ngôn ngữ nàođang được sử dụng mà không có bất kì sự tiếp xúc nào với ngôn ngữ khác hoặc vay mượntừ vựng để bổ sung, diễn đạt những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới. Lịch sử ngônngữ Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ từ tiếng Hán, tiếng Pháp,tiếng Nga v.v. và hiện tại là tiếng Anh, mỗi giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ lại gắn với một giaiđoạn phát triển xã hội khác nhau.Từ khóa: Tiếp xúc ngôn ngữ, Việt Nam, từ vay mượn, tiếng Việt.1.Mở đầuTrong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tiếp xúc ngôn ngữ đã trở thành điều tấtyếu chứ không phải điểm bất thường đối với bất kì quốc gia nào và việc vay mượn ngôn ngữ làsản phẩm không thể thiếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ này. Một số công trình [1-11] đã đề cậpđến sự tiếp xúc, vay mượn của tiếng Việt đối với một số ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp. Trêncơ sở tiếp thu cùng với việc sưu tầm, tập hợp tư liệu, chúng tôi cố gắng làm rõ quá trình tiếp xúcngôn ngữ nhằm mang lại hướng nhìn tổng thể và bao quát những mốc vay mượn trong lịch sử hìnhthành và phát triển của tiếng Việt.2.2.1.Nội dung nghiên cứuĐịnh nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữTiếp xúc ngôn ngữ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa những người có vốn ngôn ngữ khácnhau. Weinreich cho rằng ‘hai hoặc nhiều ngôn ngữ được xem là có tiếp xúc nếu chúng được sửdụng luân phiên bởi một số người’ [12;1]. Từ định nghĩa này có thể hiểu rằng tiếp xúc ngôn ngữcần có môi trường song ngữ và những người có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. Có nghĩa lànhững người giao tiếp phải có khả năng sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ để có thể sử dụngnhững ngôn ngữ này luân phiên. Thêm vào đó, họ phải tham gia vào cuộc giao tiếp để tạo ra sựtiếp xúc ngôn ngữ. Khi Weinreich đưa ra định nghĩa này, ông nhấn mạnh tới một khía cạnh củatiếp xúc ngôn ngữ đó là tiếp xúc ngôn ngữ ở dạng ngôn ngữ nói với sự hiện diện của người thamNgày nhận bài: 15/10/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016Liên hệ: Nguyễn Thúy Nga e-mail: thuynga.nguyen@hnue.edu.vn88Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kìgia giao tiếp sử dụng cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, định nghĩa chưa đề cập đến sự tiếp xúc thôngqua hình thức ngôn ngữ viết ví dụ như thông qua sách báo, tạp chí hoặc thông qua phương tiện đạichúng (đài, báo, phim ảnh).Năm mươi năm sau định nghĩa của Weinreich, Thomason đã đưa ra một định nghĩa về tiếpxúc ngôn ngữ có phần linh hoạt hơn. Theo Thomason tiếp xúc ngôn ngữ là việc sử dụng hơn mộtngôn ngữ trong cùng một thời gian và địa điểm [12;1]. Có thể hiểu thông qua định nghĩa này làkhả năng song ngữ trôi chảy không phải là điều thiết yếu nhưng việc giao tiếp giữa các ngôn ngữkhác nhau là cần thiết. Thêm vào đó, tiếp xúc có thể được thực hiện mà không cần có sự xuất hiệncủa những người có ngôn ngữ khác nhau trong cùng một thời gian và địa điểm, ví dụ như tiếp xúcthông qua âm nhạc, phim ảnh, internet, sách báo, tạp chí v.v. Định nghĩa của Thomason đã baoquát được các khác khía cạnh rộng của tiếp xúc ngôn gữ bao gồm nói và viết.2.2.Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam“Lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam phản ánh lịch sử chính trị” [14;61].Đã có khá nhiều tranh luận về việc có phải người Việt cổ (proto-Vietnamese) có chữ viếttrước khi người Trung Quốc đến vào năm 111 Trước công nguyên hay không. Một số học giả chorằng hệ thống ngữ âm Việt cổ của chữ viết đã tồn tại nhưng đã bị xóa sổ bởi quân Hán [15;7-8].Tuy nhiên, luận điểm này đã bị bác bỏ bởi các học giả khác như Nguyễn Văn Huyên và NguyễnTài Cẩn. Hai ông cho rằng trong giai đoạn này có hai ngôn ngữ cùng được sử dụng là tiếng Hánvà tiếng Việt cổ, nhưng chỉ có ngôn ngữ Hán là ngôn ngữ viết chứ không có hệ thống chữ viết củatiếng Việt cổ trước khi bị xâm lược. Dưới sự kiểm soát trong thời nhà Hán, tiếng Việt đã phải chịusự lấn át của một dòng ngôn ngữ tiếng Hán, tuy nhiên, những từ này không được mượn bởi nhữngngười có khả năng song ngữ mà được mượn thông qua việc tiếp xúc với những người Việt songngữ (là người Việt có thể đọc và nói tiếng Trung Quốc) - họ là người mang ngôn ngữ viết thànhngôn ngữ chính thức của Việt Nam [9;3]. Các văn bản chữ viết được lựa chọn để đại diện cho ýtưởng (ví dụ: chữ viết ghi ý) hoặc đại diện cho các từ (ví dụ: hệ thống các kí hiệu) [4;10]. Mặc dùtiếng Hán được sử dụng trong suốt thời kì Bắc thuộc (từ 111 trước Công nguyên đến 939 sau Côngnguyên), chỉ có một vài từ tiếng Việt được tạo thành từ các văn bản tiếng Trung ...