Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Điều tra viên thực hiện sai phương án trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Trách nhiệm xử lý thuộc về ai?

Số trang: 20      Loại file: doc      Dung lượng: 134.00 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu phân tích tình huống là xác định rõ các vấn đề tồn tại nhằm giải quyết triệt để, bảo đảm tất cả điều tra viên thực hiện đúng phương án Tổng điều tra, qua đó để giám sát viên và điều tra viên nhận thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện điều tra, góp phần nâng cao chất lượng thông tin Tổng điều tra; đồng thời cũng tạo cơ sở nhằm phân tích cho điều tra viên chấp nhận một phương án giải quyết hợp lý, vừa có lý, vừa có tình, đem lại sự thoải mái cho điều tra viên cũng như cán bộ, công chức ngành Thống kê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Điều tra viên thực hiện sai phương án trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Trách nhiệm xử lý thuộc về ai? 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thống kê ngày càng có  vai trò quan trọng, nó phục vụ  cho nhiều   đối tượng  ở  nhiều lĩnh vực khác  nhau như: Công tác quản lý Nhà nước, kinh doanh, giáo dục, y dược, nghiên  cứu khoa học..., trong đó công tác quản lý Nhà nước được xem là đối tượng   phục vụ  phổ  biến nhất, vì  ở  đó nó giúp đáp  ứng sự  lãnh đạo, chỉ  đạo điều  hành của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về tình hình kinh tế ­   xã hội của địa phương, đồng thời làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược,   kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội. Thông tin thống kê giúp cho nhà lãnh đạo  có cơ  sở  để  đưa ra các quyết định có tính khoa học nhất, khách quan nhất,   hạn chế những sai lầm dẫn đến những tổn thất đáng tiếc làm giảm hiệu quả  của công tác quản lý.  Mặc dù vậy, chất lượng thông tin và số  liệu ngành Thống kê vẫn còn   nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ  nhiều nguyên nhân như: hệ  thống chỉ  tiêu thống kê, phương pháp thống kê mà chúng ta đang áp dụng còn chưa theo  kịp sự  phát triển kinh tế  xã hội và hội nhập kinh tế  quốc tế; từ  phía đối  tượng cung cấp thông tin thống kê; từ  chính nhận thức, quá trình thu thập   thông tin của điều tra viên và quy trình xử  lý thông tin của cán bộ  ngành  Thống kê... Trong đó nguyên nhân do điều tra viên thống kê là một nguyên  nhân có tác động rất lớn tới chất lượng thông tin thống kê, làm giảm uy tín  của Ngành, vi phạm Luật Thống kê và Nghị định của Chính phủ. Những hành  vi vi phạm trong quản lý Nhà nước nói chung và lĩnh vực thống kê nói riêng   cần phải được xử lý, khắc phục triệt để. Là một công chức trong ngành Thống kê bản thân tôi có nhiều trăn trở  về việc chấp hành chưa nghiêm Luật Thống kê, vi phạm phương án thống kê  của một số đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, đặc biệt   là tính trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời và đầy đủ  đã bị  vi phạm   nghiêm trọng. Chính vì  vậy tôi chọn  đề  tài  “Điều tra viên thực hiện sai   3 phương án trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Trách nhiệm xử lý thuộc về   ai?” làm đề tài cho bài tiểu luận tình huống lớp Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo,  quản lý cấp phòng năm 2021. Qua đề tài này tôi xin đóng góp một cách xử lý  sai phạm của điều tra viên điều tra kết quả hoạt động của các cơ sở sản xuất  kinh doanh cá thể.  I. Nội dung tình huống 1. Hoàn cảnh ra đời Thực hiện Quyết định số1344/QĐ­TCTK ngày 03 tháng 9 năm 2020 của  Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc ban hành Phương án Tổng điều  tra kinh tế năm 2021. Một số nội dung được đề cập trong phương án: ­ Mục đích cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021 thu thập thông tin về  các cơ sở kinh tế, sự nghiệp nhằm đáp ứng: Một là, đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các  cơ  sở  kinh tế; kết quả sản xuất kinh doanh (viết tắt là SXKD); mức độ  ứng  dụng công nghệ thông tin; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động  theo địa phương, theo ngành kinh tế và theo hình thức sở  hữu nhằm đáp ứng  yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương. Hai là, tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống  kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh,   thành phố trực thuộc Trung  ương (GRDP) năm 2020 theo Đề án “Đổi mới quy  trình biên soạn số  liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố  trực thuộc  Trung ương” và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia. Ba là, cập nhật thông tin, xây dựng cơ  sở  dữ  liệu phục vụ  chuyển đổi  năm gốc so sánh phục vụ biên soạn các chỉ  tiêu thống kê kinh tế  ­ xã hội; làm  dàn mẫu tổng thể về  cơ sở  kinh tế cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong giai  đoạn tiếp theo của ngành Thống kê, các Bộ, ngành và địa phương. ­ Thời điểm điều tra: Đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tiến hành  vào ngày 01/3/2021; Đối với cơ sở SXKD cá thể, cơ sở tôn giáo tiến hành vào  4 ngày 01/7/2021. So với Tổng điều tra kinh tế, hành chính, sự  nghiệp năm 2017, cuộc  Tổng điều tra lần này được  ứng dụng công nghệ  thông tin trong tất cả  các  công đoạn Tổng điều tra. Các Ban Chỉ  đạo (BCĐ) thực hiện Tổng điều tra  được thành lập từ  Trung  ương đến địa phương, từ  tỉnh tới xã. Thủ  tướng  Chính phủ cũng phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, Ngành và các BCĐ  cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ  chức tham gia Tổng điều tra sao cho đạt kết   quả cao nhất. Trong quá trình tổ chức Tổng điều tra, BCĐ Tổng điều tra kinh  tế tỉnh đã chỉ  đạo thực hiện nghiêm túc, triệt để  các nguyên tắc của điều tra  thống kê và phương án của cuộc Tổng điều tra này. Đó là: Hoạt động điều tra   thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: + Bảo đảm tính trung thực,  khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời  trong hoạt động thống kê; + Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; + Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại,  đơn vị đo lường và bảo đảm tính so sánh quốc tế; + Không trùng lặp, bỏ sót chỉ tiêu trong qúa trình điều tra; + Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê; + Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử  dụng thông tin   thống kê nhà nước đã được công bố công khai; + Những thông tin được thu thập chỉ được sử dụng cho mục đích thống  kê. Tham gia cuộc Tổng điều tra này gồm: BCĐ các cấp, các Điều tra viên,  Giám sát viên... Mỗi lực lượng đều có vai trò, trách nhiệm lớn ảnh hưởng tới   kết quả Tổng điều tra. 2. Mô tả tình huống Là thành viên trong Ban Chỉ  đạo Tổng điều tra kinh tế  2021 tỉnh Bắc   Giang và là trưởng đoàn kiểm tra, giám sát công tác Tổng điều tra tại huyện  ...