Danh mục tài liệu

Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng: Hoạt động mua bán nợ tại ngân hàng thương mại và thực trạng tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.11 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng: Hoạt động mua bán nợ tại ngân hàng thương mại và thực trạng tại Việt Nam nhằm trình bày về tổng quan mua bán nợ và thị trường mua bán nợ. Tình hình hoạt động mua bán nợ tại ngân hàng thương mại và thực trạng tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng: Hoạt động mua bán nợ tại ngân hàng thương mại và thực trạng tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KI NH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO S AU ĐẠI HỌC Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng GV hướng dẫn:PGS. TS Trần Huy Hoàng Nhóm: 02 Lớp: Ngân hàng Đêm 6- K20 TP.Hồ Chí Minh- Tháng 05 năm 2012 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN NỢ VÀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ I. Khái niệm về hoạt động mua bán nợ  Mua bán nợ là hoạt động mua bán, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán; bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thoả thuận của hai bên. II. Vai trò của thị trường mua bán nợ trong nền kinh tế  Thị trường mua bán nợ là một bộ phận nằm trong thị trường tài chính, nên nó mang đầy đủ vai trò của thị trường tài chính, như: thông qua hoạt động ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó thị trường mua bán nợ cũng có những vai trò nổi bật, cụ thể như sau 1. Đối với Ngân hàng thương mại, đi liền với tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Như vậy, một khi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi được xử lý thì hệ thống tài chính trong ngân hàng càng trở nên liền mạch, từ đó nâng cao uy tín và sức mạnh trong kinh doanh. 2. Đối với các doanh nghiệp nói chung, thông qua thị trường mua bán nợ, các doanh nghiệp có thể mua bán các khoản nợ để từ đó tiến hành tái cơ cấu, tổ chức lại công ty để thu lợi nhuận, hoặc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp hòa nhập với xu hướng phát triển chung hiện nay. Như vậy, thị trường mua bán nợ giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên lành mạnh hơn. III. Ý nghĩa của việc mua bán nợ  Hoạt động mua bán nợ xấu nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tổng thể nền kinh tế. Mua bán nợ xấu sẽ nhanh chóng làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, cải thiện thanh khoản, qua đó góp phần củng cố sự an toàn đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như toàn hệ thống. Đồng thời, mua bán nợ xấu cũng chuyển các khoản nợ này đến các nhà xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nợ xấu có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay ít nhất giúp các tài sản nằm ở những khoản nợ xấu nhanh chóng được giải phóng và đưa vào sử dụng từ đó giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế. Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM I. Một số mô hình hoạt động mua bán nợ trên thế giới 1. Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) Hàn Quốc là quốc gia Châu Á đi đầu trong việc thành lập công ty chuyên về xử lý nợ và tài sản tồn động. Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập 1997 theo luật “Bán hiệu quả các tài sản tồn động của các tổ chức tài chính” nhằm thúc đẩy việc xử lý tài sản tồn động do các tổ chức tài chính nắm giữ, hỗ trợ có hiệu quả quá trình bình thường hóa quản lý của các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn về thanh toán. Cơ chế hoạt động của KAMCO là mua nợ tồn đọng theo chính sách của Chính phủ, chủ yếu thực hiện theo yêu cầu, chỉ định của Bộ Tài chính- Kinh tế Hàn Quốc. Cơ chế xử lý nợ của KAMCO cũng hết sức linh hoạt với nhiều phương thức như: bán tài sản để thu hồi nợ; thành lập các liên doanh AMC với các đối tác nước ngoài với mục đích huy động nguồn lực và kinh nghiệm để quản lý, khai thác, bán hoặc cho thuê tài sản. KAMCO còn thành lập các liên doanh CRC (Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp) nhằm tài trợ vốn hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần... Tính đến nay KAMCO đã mua và xử lý tổng số nợ xấu và tài sản tồn đọng của 168 tổ chức tài chính Hàn Quốc với số tiền lên tới 111 tỷ USD. 2. Công ty quản lý tài sản quốc gia (AMC) ở Trung Quốc Trước tình hình nợ tồn đọng của ở Trung Quốc ngày càng tăng, theo số liệu của Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa công bố tháng 03/1998, tổng khối lượng nợ tồn đọng trong nền kinh tế Trung Quốc là 1873 nghìn tỷ Nhân dân tệ (228 tỷ USD) bằng 25% tổng khối lượng nợ. Do đó, năm 1999 Trung Quốc thành lập 4 công ty quản lý tài sản quốc gia: Huaruong (Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp), Great Wall (Ngân hàng Nông nghiệp), Orient (Ngân hàng Trung Hoa), Chinda (Ngân hàng xây dựng) hoạt động trong vòng 10 năm dưới sự giám sát của Bộ tài chính. Phương pháp xử lý nợ là thu nợ trực tiếp, chuyển nợ thành vốn cổ phần, phát hành chứng khoán, mua và tiếp nhận, cơ cấu lại thời hạn nợ… Tính đến 6/2001, tổng khối lượng nợ tồn đọng mà 4 AMC đã mua là 168,6 tỷ USD, chuyển nợ thành cổ phần 41.12 tỷ USD. Tháng 09/2010 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) lần đầu tiên trong lịch sử cho phép 21 ngân hàng thương mại mua, bán nợ cho nhau, trong nỗ lực nhằm giảm các rủi ro tài chính và giúp các ngân hàng đáp ứng những điều kiện khắt khe hơn về vốn, nâng cao năng lực của PBoC trong quản lý kinh tế vĩ mô, cải thiện quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và tăng cường kiểm soát đối với khu vực tài chính. 3. Công ty quản lý tài sản ở Thái Lan (AMC) Sau khủng hoảng kinh tế 1997, khối lượng nợ tồn đọng ở Thái Lan 48.63 triệu USD tính đến 5/2000. Để xử lý khối lượng nợ tồn đọng này Bộ tài chính của Thái Lan đã thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC). Hoạt động chính của AMC là mua, quản lý, bán nợ và tài sản tồn đọng. AMC của Thái Lan sử dụng ...