Danh mục tài liệu

TIỂU LUẬN: PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN – MỐI NGUY HIỂM TỘT ĐỈNH CỦA SỰ TỰ HỦY HOẠI NHÂN LOẠI

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.23 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cứ mỗi khi nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề vũ khí hạt nhân thì lại dẫy lên trong mỗi chúng ta một sự e ngại cho tình hình xung quanh nơi mà chúng ta đang sống. Hầu hết chúng ta ai cũng đều nhận thức rõ mức tàn phá của một quả bom nguyên tử, khi nó nổ ra thì hậu quả để lại không chỉ là ngay lúc đó mà nó còn kéo dài đến tận tương lai của con em chúng ta. Vậy thế nào là vũ khí hạt nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN – MỐI NGUY HIỂM TỘT ĐỈNH CỦA SỰ TỰ HỦY HOẠI NHÂN LOẠI HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU TIỂU LUẬNPHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN – MỐI NGUY HIỂM TỘT ĐỈNH CỦA SỰ TỰ HỦY HOẠI NHÂN LOẠI Nhóm thực hiện 12: 1. Đinh Hồng Tranh 2. Trương Thị Liên 3. Bàn Thị Thảo 4. Vương Thị Tuyên 5. Vàng Thị Hiệp Thu 6. Trần Thị Thương Hà nội, ngày 14 tháng 02 năm 2009 0 LỜI MỞ ĐẦU Cứ mỗi khi nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề vũkhí hạt nhân thì lại dẫy lên trong mỗi chúng ta một sự e ngại cho tình hình xung quanhnơi mà chúng ta đang sống. Hầu hết chúng ta ai cũng đều nhận thức rõ mức tàn phá củamột quả bom nguyên tử, khi nó nổ ra thì hậu quả để lại không chỉ là ngay lúc đó mà nócòn kéo dài đến tận tương lai của con em chúng ta. Vậy thế nào là vũ khí hạt nhân và tìnhhình sử dụng, phát triển của loại vũ khí này như thế nào? Nguy cơ ra sao? Liệu có một cơchế nào hạn chế vấn đề này không? Trong phần trình bày dưới đây nhóm chúng em hivọng đáp ứng một phần nhỏ những thắc mắc trên. Bài viết của chúng em chắc hẳn cònnhiều thiếu sót và sự cập nhật thông tin mới, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa các thầy cô để chúng em rút được kinh nghiệm trong các bài viết sau. 1 I. HIỆN TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN QUỐC TẾ (sinh viên Trương Thị Liên, Vương Thị Tuyên) Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do cácphản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sứccông phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệutấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính100 - 160 km. Sau hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày9-8-1945 (giết chết ngay 80.000 người và 70.000 người sau vụ nổ), thế giới đã bước vàokỷ nguyên nguyên tử. Cho đến nay gần 61 năm, loài người vẫn không biết làm sao thoátkhỏi nó. Và may thay, cho đến giờ một nền hòa bình hạt nhân đã đạt được, cho dù từ1945 đến nay, từ chỗ chỉ có một số quốc gia với 2-3 quả bom nguyên tử thì đến giờ đã có10 quốc gia với 11.000 vũ khí hạt nhân các loại, chi phí mỗi năm đến hàng chục tỉ USD. Chỉ sau hơn 10 năm vụ nổ ở Hiroshima, đã có năm nước có bom hạt nhân: Mỹ,Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc. Thế “cầm chân mã” giữa hai siêu cường đứng đầu haikhối không còn đủ an toàn cho nền hòa bình hạt nhân, và một mô thức mới ra đời: “Hiệpước không phổ biến vũ khí hạt nhân” gọi tắt là “Hiệp ước chống phổ biến” (NPT) ký năm1968 và có hiệu lực năm 1970. Hiệp ước được ký giữa một bên là năm nước được coi vềmặt pháp lý có quyền có vũ khí hạt nhân (Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc) và bênkia là 183 nước cam kết không tìm cách có nó, và đánh đổi lại họ được những nước trêngiúp đỡ phát triển các ứng dụng dân sự của hạt nhân. 2 Còn có nhóm nước thứ ba: những nước không ký vào hiệp ước (Ân Độ, Pakistan,Israel) là các nước cũng đã có được VKHN. Họ không vì thế mà bị coi là ngoài vòngpháp luật vì họ không có cam kết gì với cộng đồng quốc tế cả. Vì điều kiện thời gian vàkiến thức có hạn nên nhóm chúng em xin được tập trung đề cập tới hiện trạng phổ biếnvũ khí hạt nhân tại quốc gia Iran: Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Iran đã nhập ít nhất 4 đầu đạn hạt nhân từ nướccộng hòa Kazactan( Liên Xô) Iran tìm mọi cách tranh thủ sự hỗ trợ của chuyên gia Nga,để tên lửa hạt nhân đó luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Năm 1992, trong bản báo cáocủa chính phủ Mỹ đã nói Iran nhập urani đậm đặc và 4 đầu đạn hạt nhân do các xã hộiđen của Nga vận chuyển. Năm 1998, Iran đã thử thành công tên lửa tầm trung “seehap 3”có thể mang đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn của tên lửa tầm trung đó là 1300 km có thể mang700 kg thuốc nổ loại năng lượng cao, bắn được đầu đạn thông thường hoặc không thôngthường. Vào năm 2003, các quan chức cấp cao tình báo Mỹ cho biết dưới sức ép củaquốc tế, Iran đã ngừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình vào mùa thunăm 2003, nhưng hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu uranium. Điều này có nghĩa Teheran cóthể vẫn có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân trong khoảng từ năm 2010-2015. Phát hiệntrên được coi là một thay đổi so với 2 năm trước, khi các cơ quan tình báo Mỹ cho rằngIran cố gắng phát triển khả năng hạt nhân và tiếp tục chương trình phát triển hạt nhân c ...