Danh mục tài liệu

TIỂU LUẬN: QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 748.11 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích và luận chứng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. Cụ thể là: 1/ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; 2/ Để công bằng xã hội trở thành động lực phát triển, cần phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ; 3/ Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG TIỂU LUẬN: QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI ỞNƯỚC TA HIỆN NAY NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNGBài viết tập trung phân tích và luận chứng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộngsản Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước tahiện nay. Cụ thể là: 1/ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừalà động lực của sự phát triển xã hội; 2/ Để công bằng xã hội trở thành động lực pháttriển, cần phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ; 3/ Thực hiệnmục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên phạm vi cả nước, ở mọi lĩnhvực, ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; 4/ Bảo đảm sự thống nhấtgiữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhằm phát triển con người, phát huynhân tố con người; 5/ Phát huy vai trò của nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá cáchoạt động xã hội.Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế học, phản ánh sự gia tăng về mặt lượngcủa một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, như tổng sản phẩmquốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quân đầu ngườitrên năm (GNP/người/năm, GDP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%)được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người hay GDP/người của năm nàyso với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với nghĩa như vậy, tăngtrưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầutồn tại và phát triển.Công bằng xã hội là khái niệm có nội dung phức tạp hơn so với khái niệm tăngtrưởng kinh tế. Công bằng xã hội, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự ngang bằng nhautrong mối quan hệ giữa người với người, dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩavụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Từng thành viên trong xã hội gắn bóvới cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông quasự cống hiến theo khả năng trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển xã hội và đượcxã hội bù đắp, chăm sóc trở lại một cách tương xứng, không có sự tương xứng ấy làbất công. Với cách hiểu công bằng xã hội như vậy, việc định lượng mức độ thực hiệncông bằng xã hội chỉ mang tính tương đối, nó không những phản ánh trình độ pháttriển về kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của từng nước, mà còn thể hiện quan điểm,cách nhìn của các nhóm chủ thể.Ngày nay, trên thế giới, người ta nhìn nhận và đánh giá mức độ thực hiện công bằngxã hội trước hết qua các chỉ số thu nhập. Ngoài ra, các chỉ số thể hiện mức độ thỏamãn những nhu cầu cơ bản của con người, như mức tối thiểu về dinh dưỡng, sứckhỏe, mức sống, nhà ở và các điều kiện khác đảm bảo sự phát triển của cá nhân cũnglà những yếu tố quan trọng. Gần đây, Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển conngười (HDI) và được sử dụng khá phổ biến để đánh giá sự phát triển của một đấtnước. Chỉ số này được tính toán theo 3 tiêu chí có tính bao quát, thể hiện được nhữngyếu tố quan trọng nhất trong phát triển con người, đó là tuổi thọ, trí tuệ và mức sống.Những chỉ số đó cho thấy, công bằng xã hội không chỉ phản ánh các quan hệ chínhtrị - xã hội và mức độ nhân văn của xã hội, mà còn phần nào phản ánh cả xu hướngổn định, bền vững của một nền kinh tế cũng như trật tự xã hội. Đây là vấn đề cầnđược tính đến trên con đường phát triển của các quốc gia.Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những cái đích cần hướng tớicủa các quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, việc nhìn nhận mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế và công bằng xã hội ở những quốc gia khác nhau là không giống nhau; vìvậy, cách giải quyết vấn đề cũng đi theo những xu hướng khác nhau.Có quan điểm cho rằng, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định sự sống còn của mộtđất nước; vì vậy, cần tập trung cho tăng trưởng kinh tế. Với quan niệm như vậy,nhiều quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, song lại phải đối mặt vớinhiều vấn đề xã hội. Theo nhiều nhà nghiên cứu, sự phát triển của Trung Quốc trongnhững năm vừa qua đã đi theo mô hình này. Nhờ quyết tâm đổi mới và chính sách ưutiên tập trung phát triển kinh tế, trong hơn hai mươi năm cải cách, mở cửa, kinh tếTrung Quốc đã đạt mức tăng trưởng cao, xếp vào hàng các nước có mức tăng trưởngđứng đầu thế giới. Song, rất nhiều vấn đề vốn được coi là hậu quả xã hội do tập trungquá mức cho tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đang được đặt ra, như ưu tiên quámức cho tăng trưởng GDP, xem nhẹ sự phù hợp giữa phát triển kinh tế và phát triểnxã hội, phần lớn nhân dân ít được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế; sự chênh lệchvề thu nhập và mức sống giữa các nhóm xã hội, giữa các vùng, miền ngày càng tăng;môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng do tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quámức... Nhận định về tình hình này, ông Chi Fu lin - Chủ tịch Viện Nghiên cứu vàphát triển Trung Quốc cho rằng, thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặthiện nay là sự ...

Tài liệu có liên quan: