Danh mục

TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.56 KB      Lượt xem: 176      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia, tổ chức tài chính và những công ty lớn đang nắm giữ một lượng vốn khổng lồ , có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi với các nước thiếu vốn , có nhu cầu đầu tư lớn, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặt khác, xu hướng và bối cảnh quốc tế cũng rất phức tạp , mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược hợp lý, tài tình dể thu hút vốn, phát triển kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Phần Mở Đầu Hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia, tổ chức tài chính và nh ững công ty lớn đang nắm giữ một lượng vốn khổng lồ , có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi với các nước thiếu vốn , có nhu cầu đầu tư lớn, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặt khác, xu hướng và bối cảnh quốc tế cũng rất ph ức tạp , mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược hợp lý, tài tình dể thu hút vốn, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành vấn đề rất quan trọng đối với nhiều nước. Đối với nước ta, để đạt tốc độ tăng trưởng và bền vững cần phải có một lượng vốn lớn. Trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển, khả năng tích luỹ thấp, nguồn vốn trong nước chỉ đảm bảo được 50%, việc huy động vốn nước ngoài có ý nghĩa rất lớn. Chính vì thế, việc xem xét đánh giá kết quả đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, ách tắc, đưa ra những giải pháp khuyến khích thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đang được chính phủ quan tâm và chỉ đạo. Là một sinh viên theo học ngành kinh tế, em rất muốn đóng góp phần kiến thức nhỏ bé của bản thân cho công cuộc phát triển của đất nước, nên em đã chọn nghiên cứu đề tài này. Với sự hiểu biết còn nông cạn, chắc chắn bài viết của em sẽ có nhiều thiếu sót, kính mong dược sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy. Em xin chân thành cảm ơn. Phương pháp luận được sử dụng trong bài viết là các phương pháp thống kê, suy luận , phân tích tổng hợp, phương pháp logic… Việc nghiên cứu đề tài sẽ chỉ sử dụng kiến thức kinh tế chính trị học, đã được hướng dẫn ở năm trước. Và đây chỉ là một đề án nên phạm vi nghiên cứu sẽ không rộng như luận án hay các bài nghiên cứu khác cùng đề tài Nội Dung I)Một số vấn đề về cơ sở lí luận Mọi quá trình sản xuất đều cần phải có hai yếu tố cơ bản là tư liệu sản xuất và sức lao động. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì sẽ không có bất kì quá trình sản xuất nào, dù là sản xuất tự cung tự cấp, hay sản xuất hàng hoá. Để có được hai yếu tố đó, vấn đề đặt ra là cần có vốn đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư trong nền sản xuất hàng hoá là vốn tiền tệ được tích luỹ của xã hội bằng nhiều nguồn, của các doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Vốn đầu tư co thể huy động từ trong nước cũng như nước ngoài. Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế được đẩy mạnh như thời đại ngày nay thì nguồn vốn nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò không nhỏ. Mặc dù đứng về lâu dài mà nói thì vốn đầu tư trong nước luôn giữ vai trò chủ yếu. Vốn đầu tư được sử dụng cho những mục đích nhất định. Xét về bản chất thì việc sử dụng đó chính là quá trình thực hiện việc chuyển hoa vốn tiền tệ thành các yếu tố của quá trình tái sản xuất và được gọi là hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài( hay đầu tư quốc tế), như Lênin khẳng định, chính là xuất khẩu tư bản trong thời kì chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa t ư bản, số tư bản thừa vẫn còn được dùng để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Sở dĩ có thể xuất khẩu tư bản là vì một số nước nghèo đẫ bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới. Sở dĩ cần phải xuất khẩu tư bản là vì một trong số ít nước chủ nghĩa tư bản đã quá chín và tư bản thiếu địa bàn đầu tư có lợi. Căn cứ vào các tiêu thức nhất định, có thể phân chia đầu tư thành các loại - Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khoa học kĩ thuật, cơ sở hạ tầng( theo lĩnh vực hoạt động) - Đầu tư cơ bản đầu tư vận hành( theo đặc điểm hoạt động) - Đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn( theo thời gian chu chuyển) - Đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp( theo quan hệ quản lý của chủ đàu tư) Đầu tư trực tiếp là đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quy trình thực hiện và có thể quyết định toàn bộ mọi hoạt động nếu là xí nghiệp 100% vốn, hoặc tham gia quyết định nếu là xí nghiệp liên doanh. Trong hình thức này, người có vốn có thể bỏ vốn vào để tăng thêm năng lực sản xuất hoặc có thể tạo ra năng lực sản xuất mới, song cũng có thể mua lại một số cổ phần để hy vọng thu được lợi tức cổ phần. Người bỏ vốn ra có thể là người trong nước mà cũng có thể là người nước ngoài( nếu được luật pháp của nước chủ nhà cho phép). Trong trường hợp vốn và người có vốn là người nước ngoài thì hoạt động đầu tư trực tiếp đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Invesment_ FDI)là dạng đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từ bên ngoài mà chủ thể của nó là tư nhân hay nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế được nước chủ nhà cho phép đầu tư vào những ngầnh hoặc lĩnh vực nào đó của một nước nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định . Theo quan niệm của tổ chức OECD thì FDI là nguồn tài trợ của tư nhân, nhưng thật ra chủ thể của FDI không phải duy nhất chỉ có tư nhân( mặc dù tư nhân là chủ yếu) mà còn có nhà nước và các tổ chức quốc tế khác 1.1 Đặc điểm của FDI: Một là, FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà cùng với vốn có thể có cả kỹ thuật, công nghệ, bý quyết kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực Marketing. Chủ đầu tư khi đưa vốn vào đầu tư là đẫ tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh. Sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ ở thị trường nước chủ nhà hoặc thị trường lân cận Hai là, việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: