Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Tranh thờ ở Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 3.55 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lâu nay sưu tập tranh vẫn được coi là thú vui tao nhã của nhiều người. Để cóđược một bức tranh độc nhất vô nhị người sưu tầm thường phải bỏ ra số tiền lớn,thậm chí phải bước vào những cuộc “tranh đua” khốc liệt như những “cơn sóngngầm” dữ dội dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tranh thờ ở Việt Nam Trường………………. Khoa…………………. TIỂU LUẬNTÌM HIỂU TRANH THỜ Ở VIỆT NAM 1 MỤC LỤCMỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3NỘI DUNGChương 1. Nét khái quát về tranh thờ 4Chương 2. Tìm hiểu về triển lãm tranh thờ cổ 6Chương 3. Những đề xuất, ý kiến trong việc xây dựng góp phần bảo tồn những giá trị,tinh hoa văn hóa dân tộc về lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. 9KẾT LUẬN 10Phụ lục 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lâu nay sưu tập tranh vẫn được coi là thú vui tao nhã của nhiều người. Để có đượcmột bức tranh độc nhất vô nhị người sưu tầm thường phải bỏ ra số tiền lớn, thậm chíphải bước vào những cuộc “tranh đua” khốc liệt như những “cơn sóng ngầm” dữ dộidưới sự tác động của nền kinh tế thị trường. Tranh càng cổ, của họa sĩ có tên tuổi thìcàng có giá trị. Các họa sĩ và công chúng hiện nay họ thường thích thưởng thức cái đẹp“mới”, cái đẹp “lạ”, cái đẹp mang tính “ngoại nhập” nhiều hơn mà ít nhiều quên đi cáiđẹp truyền thống vốn có của dân tộc. Vậy mà ngày 21-9-2009 vừa qua tại nhà triển lãmViet Art Center (42 Yết Kiêu) ông Phạm Đức Sĩ làm nghề đóng khung tranh với biệtdanh giản dị Sĩ “mộc” đã cho ra mắt một bộ sưu tập tranh cổ độc đáo.Không giống như nhiều cuộc triển lãm tranh khác, cuộc triển lãm này đã thật sự gây ấntượng và bất ngờ không chỉ trong giới nghệ sĩ mà còn với đông đảo công chúng –những người có tâm huyết với nghệ thuật truyền thống nước nhà. Triển lãm của họa sĩPhạm Đức Sĩ đã mở ra một hướng đi mới, một phát hiện mới, thể hiện cá tính và sựtrăn trở với những giá trị văn hóa cổ đang dần mất đi của Việt Nam. Chính sự độc đáovà ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa của triển lãm đã thu hút và là độnglực để em chọn làm đề bài nghiên cứu trong tiểu luận này.2. Tình hình nghiên cứu. Sưu tập tranh cổ, mở triển lãm tranh không chỉ là thú vui trong giới nghệ sĩ màcòn là sở thích của rất nhiều người hiện nay. Nhưng để tìm về với Mỹ thuật cổ truyền,tìm về cội nguồn nét đẹp của văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng dân gian thì không phải aicũng có nhiệt huyết. Cũng có một số ít người đề cập đến vấn đề tranh thờ, có ý thức gìn 3giữ vốn văn hóa này nhưng để mở thành một triển lãm qui mô như ông Phạm Đức Sĩthì không nhiều và em khẳng định rằng đây là triển lãm có qui mô lớn nhất ở Việt Namtừ trước tới nay. Và để tìm hiểu về loại hình tranh thờ này, nhìn nhận và có những đánh giá vềchúng qua triển lãm của họa sĩ Phạm Đức Sĩ với em đã là một sự cố gắng lớn. Rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô.3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu để thấy được những nét độc đáo và đặc sắc của tranh thờ.Đánh giá những giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật của tranh thờ4. Nhiệm vụ nghiên cứu- Đưa ra những nét khái quát về tranh thờ- Tìm hiểu về triển lãm tranh thờ cổ- Có những đề xuất, ý kiến trong việc xây dựng góp phần bảo tồn những giá trị, tinhhoa văn hóa dân tộc về lĩnh vực mỹ thuật cổ truyền Việt Nam.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu+ Đối tượng nghiên cứu là tranh thờ đạo giáo+ Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ triển lãm tranh của họa sĩ Phạm Đức Sĩ6. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp…- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điền dã, phỏng vấn, thu thập tài liệu… 4 NỘI DUNGChương 1. Nét khái quát về tranh thờ. Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ: hẹp,dài với dày đặc các nhân vật thần linh. Các nhân vật thần chủ này lại tuân theo một quitắc xã hội: nhân vật nào có quyền năng lớn được vẽ to, chiếm vị trí trung tâm, và cácthần ít quyền năng hơn thì được vẽ đơn giản, nhỏ. Màu sắc tranh thờ là màu tự nhiên, ítpha trộn như đỏ, vàng, trắng, đen, xanh lá cây... đây đó họa công còn dùng cả vàng lá,bạc lá thếp thêm vào tranh tạo nên sự quyện ấm tươi tắn - có thể dễ dàng đoán đượcnhững màu ấy trong tranh mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực.Một trong những điều đáng chú ý nhất là phong cách nghệ thuật Đồng Hiện và LiênHoàn được sử dụng triệt để, ...