Danh mục tài liệu

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Số trang: 27      Loại file: docx      Dung lượng: 131.60 KB      Lượt xem: 64      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình chách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcI. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trìnhđấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịchHồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân tagiành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. 1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dântộc 1.1.Cơ sở lý luận Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kếthừa, phát triển: • Truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại. • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.1.1. Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ởtrình độ mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ViệtNam. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc đãđược hình thành và củng cố trong mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước của dân tôc. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc, làm chođất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi ngườiViệt Nam, yêu nước –nhân nghĩa – đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên lẽsống và tư duy chính trị. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thầndũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống trênđã được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dântộc, giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ đi lên chủ nghĩaxã hội. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóanhững mặt tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương Đông, tiêu biểu là: • Tư tưởng đại đồng của Nho giáo. • Tư tưởng tích cực của Phật giáo. Bên cạnh đó, tư tưởng này còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọcnhững tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của các trào lưu dân chủ phương Tây. 1.1.2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo ra lịch sửvà những khẩu hiệu chiến lược: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, “Vô sản tấtcả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhận được sự cần thiết phải tậphợp, đoàn kết lực lượng dân tộc, đoàn kết quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa tưbản, chủ nghĩa đế quốc. 1.2. Cơ sở thực tiễn Tư tưởng HCM được hình thành trên sự tổng kết những kinh nghiệm của: • Phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. • Phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. 1.2.1. Thực tiễn phong trào CM Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến cácphong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, là các thế hệ người ViệtNam đã liên tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống ngoại xâm, mặc dù thất bại(do nhiều nguyên nhân chúng ta không đề cập ở đây) song đều nói lên truyền thốngyêu nước quật cường của dân tộc. Thực trạng bế tắc khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp, Ngườiđã nhận thấy những nhà cách mạng tiền bối còn có nhầm lẫn, mơ hồ trong việcphân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng…Vì vậy, đây chính là điểm xuấtphát để HCM xác định: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác.Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng chúng ta”. 1.2.2. Thực tiễn phong trào cách mạng thế giới Từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã đi hầu hết các châu lục, Ngườiđã nhận thức được một sự thật: Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh củahọ chưa đi đến thắng lợi bởi vì họ chưa biết tập hơp lại, chưa có sự liên kết chặtchẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản đế quốc, chưa có tổ chức và chưabiết … Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cùng với Lênin – người lãnh dạothắng lợi cuộc cách mạng đó, đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặc quyết địnhtrong việc tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một cách thấu đáo conđường cuộc cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu màcuộc cách mạng này đã đem lại cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bàihọc về huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo đểgiành và giữ chính quyền cách mạng. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ là hainước đem lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng.Đó là đoàn kết các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo … nhằm thựchiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng như chủ tr ...

Tài liệu có liên quan: