Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.86 KB      Lượt xem: 61      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá nhằm trình bày tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái, vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh chính sách tỷ giá và các giải pháp nâng cao hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tỷ giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá Tiểu luậnTỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá 1 MỞ ĐẦU Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ kinh tế trên mọilĩnh vực của một quốc gia ngày càng được mở rộng ra các nước, do đó vấn đề thanh toán,định giá, so sánh, phân tích, đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều.Đơn vị thanh toán không chỉ còn bó hẹp tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loạingoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền tệ của nước khác. Tiền của mỗi nước đượcquy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tấtyếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệvới nhau. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệgiữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp. Kinh tế thị trườngthường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế khác biếnđộng là lẽ tất nhiên, là hợp với quy luật vận động của sự vật, của hiện tượng. Tuy nhiênnhững diễn biến có tính bất thường, khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyênnhân, hoặc do những trục trặc nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng”theo logic bình thường. Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từmọi phía, một cách toàn diện để có nhận thức, quan điểm đúng đắn, làm cơ sở tin cậy choviệc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn … Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng đầymới mẻ và hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không ngừng.Do đó, để lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đề án môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, tôiđã lựa chọn việc tìm hiểu về Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trongviệc điều hành chính sách tỷ giá Cơ cấu bài viết gồm 3 chương : Chương I. Tổng quan về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái; Chương II. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh chính sách tỷ giá; Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước trong việc điềuhành chính sách tỷ giá. Do thời gian hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được góp ýcủa thầy cô và các bạn học viên. Xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Tỷ giá hối đoái 1.1. Khái niệm: Tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệcủa nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằngsố lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ thường sử dụng cách thứ hai.Chẳng hạn ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt Nam nhận được khi đổimột đồng USD, DEM hay một FFR … Có hai loại giá: giá trong nước (giá quốc gia) phản ánh những điều kiện cụ thể của sảnxuất trong một nước riêng biệt, và giá ngoại thương (giá quốc tế) phản ánh những điều kịênsản xuất trên phạm vi thế giới. Tiền tệ là vật ngang giá chung của toàn bộ khối lượng hànghoá và dịch vụ trong nước. Tỷ giá thể hiện sự tương quan giữa mặt bằng giá trong nước vàgiá thế giới. Tỷ giá dùng để tính toán và thanh toán xuất, nhập khẩu (không dùng để ổn địnhgiá hàng hoá sản xuất trong nước). Tỷ giá hàng xuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiếtđể mua một lượng hàng xuất khẩu tương đưong với một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hàng nhậpkhẩu là số lượng tiền trong nước thu được khi bán một lượng vàng nhập khẩu có giá trị mộtđơn vị ngoại tệ. 1.2. Các loại tỷ giá thông dụng trên thị trường - Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý: + Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng công bố chính thức trên thị trường đểlàm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao dịch, kinh doanh, thống kê… + Tỷ giá thị trường: tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụ thể của cácthành viên thị trường . + Tỷ giá danh nghĩa : là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau, đồng này đổiđược bao nhiêu đồng kia . + Tỷ giá thực: là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hoá của hai nước được tínhtheo một trong hai loại tiền của hai nước đó hoặc là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền củahàng xuất khẩu so với giá hàng nhập khẩu. - Dựa trên kỹ thuật giao dịch: + Tỷ giá mua/bá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: