Danh mục tài liệu

TIỂU LUẬN: Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.33 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, từ thấp đến cao. Cùng với sự phát triển của hình thái đó, là sự phát triển của những kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, từ nền kinh tế tự cấp, tự túc đến nền kinh tế hàng hoá, để nâng cao hiệu quả của sản xuất vật chất - yếu tố đảm bảo cho con người tồn tại, phát triển. Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa TIỂU LUẬN:Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Lời mở đầu Xã hội loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, từ thấp đếncao. Cùng với sự phát triển của hình thái đó, là sự phát triển của những kiểu tổ chứckinh tế - xã hội, từ nền kinh tế tự cấp, tự túc đến nền kinh tế hàng hoá, để nâng cao hiệuquả của sản xuất vật chất - yếu tố đảm bảo cho con người tồn tại, phát triển. Ngày nay,tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong chếđộ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Trongcác nước tư bản, đó là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Còn ở nước ta, đó là kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả củasự phát triển lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định, kết quả của quá trình phâncông lao động xã hội, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đồng thời là động lực mạnh mẽthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại,vừa phù hợp với yêu cầu xây dựng kinh tế của nước ta. Nội dung I- Cơ sở lí luận Về sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. 1. Quan niệm về kinh tế thị trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển, lịch sử loài người chứng kiến đã từngcó những kiểu tổ chức kinh tế - xã hội. Đầu tiên là nền kinh tế tự cấp, tự túc tồn tại khimà nhận thức của con người còn thấp mới đang dần phát triển. Sản phẩm do lao độngtạo ra nhằm để thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Càng về sau, nhờ nhữngthành tựu quan trọng đặc biệt là sự ra đời của nhiều công cụ sản xuất mới làm tăng năngsuất lao động cùng với nhận thức cao của con người mà năng suất lao động ngày càngtăng, phân công lao động xã hội ngày càng cao và sự tách biệt nhất định về kinh tế củanhững ngưòi sản xuất ngày càng rõ rệt. Đó là điều kiện để sản xuất hàng hoá ra đời. Sựra đời của sản xuất hàng hoá thực sự là bước ngoặt của xã hội loài người. Thông quacác quá trình chuyên môn hoá sản xuất tạo điều kiện phát triển công nghiệp, phân cônglao động mà con người đi từ sản xuất hàng hoá giản đơn đến kinh tế hàng hoá tư bản vàngày nay bước phát triển cao là kinh tế thị trường phát triển dưới chủ nghĩa xã hội. TheoC.Mác: sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiên tượng vốn có có nhiều hình thái kinh tếxã hội. Nhưng điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá cũng như các trình độphát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra. Nói về kinh tế thị trường có nhiều quan điểm: Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá trongđó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường. Với quan niệm này kinh tế thịtrường và kinh tế hàng hoá không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ pháttriển. Về cơ bản chúng cùng nguồn gốc và bản chất. Hay: KTTT là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá trong đó cácquan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Hoặc: Kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường gọi là KTTT. Cả ba quan niệm trên đều cho ta thấy KTTT có các đặc trưng sau: Thứ nhất: Đây là cơ chế tự điều tiết về kinh tế vì nó vận hành theo cơ chếthị trường. Điều đó có nghĩa là toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuấtđều thông qua thị trường, do thị trường quy định. Thứ hai: Là tính tự chủ của các chủ thể kinh tế cao. Trong kinh tế thịtrường luôn diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt. Vì vậy để có thể tồn tại trong cơ chế này,các chủ thể kinh tế phải không ngừng học hỏi để đổi mới, sáng tạo sao cho phù hợp vớinhu cầu chung của thị trường. Nói cách khác trong kinh tế thị trường, những phần tửyếu kém khó có thể tồn tại mà sẽ bị cơ chế này đào thải. Thứ ba: Giá cả thị trường do thị trường quy định là chủ yếu. Trong nềnkinh tế thị trường, cung cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Giữa chúngcó mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cânbằng hay giá cả thị trường. Giá cả thị trường còn phụ thuộc vào giá trị thị trường, sứcmua của đồng tiền. Vì thế mà nó chủ yếu do thị trường quy định chứ không phải do mộtyếu tố riêng biệt hay một chủ thể nào quy định. 2. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, theo định hướng xã hội ch ...

Tài liệu có liên quan: