Danh mục tài liệu

Tiểu luận XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÀ SANG THỊ TRƯỜNG NGA

Số trang: 26      Loại file: doc      Dung lượng: 299.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong truyền thống người Việt nói riêng cũng như của người Châu Á nói chung, trà không chỉ là một thức uống đơn thuần mà bao hàm trong nó là cả một bề dày văn hóa gắn liền với đời sống và sinh hoạt ngày thường của người dân. Do vậy khi nhắc đến đất nước, văn hóa và con người Việt không thể không nhắc đến tách trà Việt đầy dân dã nhưng lại đậm đà và đầy nồng ấm như chính con người Việt Nam. Nét đặc sắc đó không chỉ được thể hiện qua nghệ thuật Trà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận " XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÀ SANG THỊ TRƯỜNG NGA " TIỂU LUẬN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÀ SANG THỊ TRƯỜNG NGAGiáo viên hướng dẫn :Sinh viên thực hiện : 0Lời m ở đầu: ............................................................................................................................... 2I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm: ......................................................................... 2LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP......................................................... 3II. Thông tin thị trường Nga:.................................................................................................... 5Nguồn: Euromonitor International/số liệu thống kê của Nga .............................................. 8III. Phân tích SWOT: .................................................................................................................. 82.1 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng: .................................................................................................. 12Nguồn: Euromonitor/OECD/Eurostat .................................................................................... 132.2 Định hướng chiến lược giá: ........................................................................................... 15 1 Lời mở đầu: Trong truyền thống người Việt nói riêng cũng như của người Châu Á nói chung,trà không chỉ là một thức uống đơn thuần mà bao hàm trong nó là cả một bề dày văn hóagắn liền với đời sống và sinh hoạt ngày thường của người dân. Do vậy khi nhắc đến đấtnước, văn hóa và con người Việt không thể không nhắc đến tách trà Việt đầy dân dãnhưng lại đậm đà và đầy nồng ấm như chính con người Việt Nam. Nét đặc sắc đó khôngchỉ được thể hiện qua nghệ thuật Trà đạo của riêng người Việt mà còn được thể hiệnthông qua những hương vị truyền thống và đặc trưng của tách trà: Trà ướp hương Sennhẹ nhàng thanh tao, Trà hương lài đậm và hương nồng hơn, còn Trà không ướp hươngthì lại dân dã và thông dụng… Tuy nhiên, ngày nay khi ho ạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển, quátrình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thì những hương vịvà nét đặc sắc của trà Việt không còn có cơ hội phát triển và quảng bá rộng rãi ra thịtrường mà chỉ tập trung một thị phần nhỏ trong thị trường trà nội địa. Trong khi đó l ượngtrà xuất khẩu của nước ta phần lớn chỉ là trà nguyên liệu chưa qua chế biến, chủ yếu làxuất qua các nước trung gian như: Anh, Đức, Đài Loan…sau đó được chế biến và đóngnhãn mác của các nước trung gian đó để đi tiêu thụ. Sự mâu thuẫn ở đây không chỉ làviệc người dân trồng chè chỉ thu được mức lợi nhuận rất ít (do giá trà nguyên liệu rất rẻ,thường là bằng 1/5 hay 1/10 giá trà đã được chế biến), ngoài ra mặc dù Việt Nam đượcđánh giá là nước xuất khẩu trà lớn nhưng cả nước vẫn chưa có thương hiệu trà thật sự củariêng mình trên thị trường thế giới. Chính những lí do đó đã đưa nhóm chúng tôi quyếtđịnh phân tích và thảo luận về chè, con đường thâm nhập vào thị trường chè đã chế biếntrên thế giới một cách hiệu quả và thành công nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện,việc thiếu thông tin cũng nh ư nhận thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp trà Việt Namhiện nay hầu như vẫn chưa chuẩn bị tâm lý cũng như các điều kiện chuẩn bị chuyênnghiệp do tâm lý lãnh đạo theo tư duy cũ là nguyên nhân chính cho việc phân tích cácdoanh nghiệp thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi xin đ ưa ra một mô hìnhdoanh nghiệp tương đồng với các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời doanh nghiệp nàycũng có những tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về xuất nhập khẩu và mangtính tổ chức chuyên nghiệp hơn, những điều kiện này nếu các doanh nghiệp Việt Namnghiêm túc muốn tham gia thị trường trà thề giới đều có thể thực hiện được. C húng tôixin được tạm gọi mô hình doanh nghiệp đó là : DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀKINH DOANH TRÀ – VIETTRA.I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm: 2 Địa chỉ: 294 A Trần Phú, Bảo Lộc, Lâm Đồng Thị trường chính: phân bố sản phẩm trên cả nước, với hệ thống phân phối chính ở5 thành phố chính: Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Pleiku. Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm/ dịch vụ: sản xuất kinh doanh trà các loại.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. 1.1 Giới thiệu tổng quan: Tên công ty : CÔNG TY TNHH TRÀ VIỆT  Trụ sở chính: 294A Trần Phú - TX.Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng  Ngày thành lập : 3/11/1990  Thương hiệu (brand name) : TRÀ VIỆT.  Vốn điều lệ: 80.000.000.000 ( tám mươi tỷ đồng)  Triết lý kinh doanh : từ truyền thống đến tương lai.( xuất phát của tên VIETTRA:  Viettradition). ...

Tài liệu có liên quan: