Danh mục tài liệu

TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIÊT NAM

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 453.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về Bát Tràng, Đoàn nhà báo các tỉnh phía Bắc chúng tôi mỗi người một cách tỏavào các nẻo đường gốm sứ. Đến đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng, muasắm những sản phẩm bằng gốm sứ mà còn tự tay sáng tạo cho mình những sảnphẩm từ sân chơi gốm…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIÊT NAMTÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIÊT NAMĐến Bát Tràng, thử làm nghệ nhân gốmVề Bát Tràng, Đoàn nhà báo các tỉnh phía Bắc chúng tôi mỗi người một cách tỏavào các nẻo đường gốm sứ. Đến đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng, muasắm những sản phẩm bằng gốm sứ mà còn tự tay sáng tạo cho mình những sảnphẩm từ sân chơi gốm…Tới Bát Tràng, gốm từ đầu làng, gốm ở khắp các đường thôn, xóm. Gốm lấplánh trong những cửa hàng gốm sứ công nghệ cao; thô mộc, giản dị trong nhữnggiá để tranh; gốm mộc trong những gam màu đất. Gốm vỡ, gốm hỏng, nhữngmảnh gốm được vun thành bãi được phân loại tách rời với các rác thải sinh hoạtkhác. Nhìn đâu cũng thấy gốm, cũng bởi gốm đã trở thành hồn cốt của người dânBát Tràng. Gốm gắn với đời sống, lao động, sinh hoạt thường ngày.Bát Tràng là xã có nghề gốm truyền thống từ lâu đời, ở đây có khá nhiều dịch vụkhác nhau. Sân chơi gốm mới chỉ xuất hiện khoảng gần hai năm nay nhưng đápứng nhu cầu tò mò muốn trải nghiệm thợ làm gốm và sáng tạo của du khách khiđến với Bát Tràng.Dọc quanh các cơ sở kinh doanh dịch vụ sân chơi, chỗ nào cũng thu hút đôngkhách, nhất là các lứa tuổi học sinh, sinh viên. Chỉ hơn chục cái bàn xoay, vài cáibàn với bút màu, mực vẽ… không khí ở đây luôn rộn ràng với những tiếng l ẹtbẹt vỗ đất, xè xè của bàn tay quay cùng với những tiếng cười thú vị thu hút sự của những người đặt đếnchú ý chân Bát Tràng.Lần đầu được làm “nghệ nhân”, nhiều bạn trẻ nhem nhuốc đất, màu trông thậtngộ. Cầm trên tay sản phẩm do mình làm ra, Lê Thanh Hoa - sinh viên Học việnBáo chí và Tuyên truyền, không giấu nổi niềm vui: “Bọn em chơi cả ngày rồi màkhông chán chị à, cảm giác được thử làm nghệ nhân làng gốm thú vị lắm, nhữnghôm rỗi bọn em lại rủ nhau đi Bát Tràng để được vuốt - nặn - vẽ”.Bỏ ra 10 nghìn đồng, bạn sẽ nhận một bàn xoay, một xô nước, một phần đất đãnhào sẵn và có thể sử dụng cả ngày sáng tạo ra những “tác phẩm” gốm theo cáchcủa mình. Bên cạnh bạn sẽ có người hướng dẫn và phụ giúp chỉnh sữa các sảnphẩm. Nặn xong, sản phẩm của khách hàng sẽ được đem sấy khô, sấy xong bạnthỏa sức phóng bút vẽ theo ý mình. Chỉ phải trả thêm 25 nghìn đồng cộng với 10nghìn vuốt, nặn, vẽ bạn đã có sản phẩm mang về sử dụng được.Anh Phong - Chủ cơ sở sân chơi gốm, cho biết: “Thu nhập từ dịch vụ này trungbình 200 nghìn đồng/ngày, nhưng vui lắm. Bát Tràng cách Hà Nội 12 km nên vàodịp ngày nghỉ du khách trong và ngoài nước đến Bát Tràng rất đông, sân chơi gốmthu hút nhiều người quan tâm. Có bạn chơi cả ngày, quần áo nhem nhuốc đấtnhư vừa mới đi cày ruộng về nhưng chẳng có sản phẩm nào. Nhưng nhiều bạnchỉ ngồi một lúc thôi đã làm ra được vài sản phẩm rất đẹp và độc. Nhiều đôi yêu họ tạo một sản phẩm kỷ niệm.”nhau, cùng sáng chung làmĐến với sân chơi gốm, du khách được đắm mình, thăng hoa trong những động tácđiêu luyện. Sẽ là những kỷ niệm khó quên đối với những người được thử làmnghệ nhân làng gốm.Đôi nét về làng gốm Hải DươngHải Dương nằm ở trung tâm vùng trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội – HảiPhòng – Quảng Ninh, là một tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đ ặcsắc, trong đó gốm Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, Huyện Nam Sách đã nổi tiếngtrên thế giới từ hơn 500 năm nay. Các sản phẩm gốm Chu Đậu đang được lưugiữ tại nhiều bảo tàng quốc gia trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ, NhậtBản, Hà Lan… và trong sưu tập cá nhân của nhiều nước trên thế giới.Gốm Chu Đậu xuất hiện từ cuối thế kỷ 14 và rất phồn thịnh ở thế kỷ 15 và 16,chuyên sản xuất các loại gốm men cao cấp với đỉnh cao mà nó đạt đến là “trongnhư ngọc, mỏng như giấy, trắng như ngà và kêu như chuông”. Các sản phấmgốm của Chu Đậu gồm: bát, đĩa, ấm, chén, bình, âu, liễn, chậu, bình vôi, lưhương … với hình dáng được chắt lọc kế thừa sự thanh thoát của thời Lý, chắckhoẻ của thời Trần. Các loại men nổi tiếng một thời của Chu Đậu đ ược biếtđến là men trắng trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh rêu, vàng nhạt, vàngđậm, men tam thái (được vẽ bằng ba màu men là xanh lục, đỏ và vàng).Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn. Hoavăn cổ của Chu Đậu phần nhiều là sen, cúc, dưới nhiều dạng khác nhau và hàngchục loại hoa văn cách điệu khác. Người thợ gốm xưa đã thổi hồn dân tộc vàonhững nét hoa văn phong phú, phản ánh sinh động thiên nhiên vào cuộc sống dândã: hình người đội nón, áo dài, mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa đào,đàn chim ngói, chim cu bay trên cánh đồng... Phương pháp chế tạo và kỹ thuậtcủa Chu Đậu đã đạt trình độ cao: chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt s ản ph ẩmthành nhiều đoạn rồi lắp ghép lại, gia công bằng cách đắp nối, vẽ, khắc, vạch,nặn, đúc.Gốm Chu Đậu từng được xuất khẩu đi các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, ThổNhĩ Kỳ và các vùng Đông Nam Á ...

Tài liệu có liên quan: