Tìm hiểu cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0: Phần 2
Số trang: 134
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.22 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của cuốn sách "Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0" tiếp tục trình bày những nội dung về: thế giới và Việt Nam trước cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc; chính sách công nghệ của một số nước trên thế giới; hàm ý chính sách đối với Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0: Phần 2 Chương II THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC I. THẾ GIỚI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC 1. Tác động của cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc đến thế giới 1.1. Về chính trị - đối ngoại Thứ nhất, môi trường chính trị toàn cầu trở nên khó lường hơn khi các yếu tố chính trị ngày càng đan xen trong các vấn đề kinh tế - công nghệ. Công nghệ cũng tác động đến sự vận hành của các thể chế chính trị khác nhau, gia tăng nguy cơ khủng bố, an ninh mạng, can thiệp vào bầu cử, gia tăng khả năng kiểm soát xã hội của các thể chế cầm quyền... Các thay đổi này sẽ diễn ra trên quy mô toàn cầu, từ đó đặt ra yêu cầu tất cả các quốc gia trên thế giới chung tay hợp tác nhằm tạo ra 168 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0 những khuôn khổ chính sách mới, các thông lệ, quy định mới quản trị những vấn đề mà thế giới chưa từng phải đối mặt1. Bên cạnh đó, năng lực về khoa học - công nghệ nổi lên trở thành nhân tố quan trọng giúp đảm bảo môi trường an ninh và ổn định chính trị cho các quốc gia. Trong hợp tác quốc tế về công nghệ, điều quan trọng là năng lực giám sát, làm chủ công nghệ của quốc gia tiếp nhận công nghệ. Bất kỳ công nghệ nào cũng có thể bị “thâm nhập” bởi các lực lượng bên ngoài nếu năng lực kiểm soát công nghệ của quốc gia đó không tốt. Bên cạnh đó, sự gia tăng cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc một lần nữa khẳng định vai trò then chốt và quan trọng của công nghệ đối với sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ cũng cho thấy kể cả đối với cường quốc công nghệ hàng đầu như Mỹ thì năng lực nội tại và tinh thần “tự cường” về công nghệ vẫn là nền tảng quan trọng nếu các quốc gia muốn đảm bảo được an ninh và phát triển trong môi trường hợp tác quốc tế sâu rộng và đan xen lẫn nhau về công nghệ như hiện nay. Yếu tố cạnh tranh chiến lược trong công nghệ cũng góp phần tác động khiến quan hệ Mỹ và Trung Quốc _________ 1. Lê Trung Kiên: “Hợp tác Tiểu vùng Mê Công trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2019. CHƯƠNG II: THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CẠNH TRANH... 169 trở nên nhạy cảm và căng thẳng hơn, nhất là trong các vấn đề như Biển Đông, Hồng Công, Đài Loan... Việc Mỹ liên tục ra đòn cả về thương mại, công nghệ được phía Trung Quốc nhìn nhận không khác gì ngoại giao pháo hạm công nghệ nhằm ép Trung Quốc phải khuất phục1. Do đó, trước các sức ép nhiều mặt của Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ càng cảm thấy sự cấp thiết phải tăng cường an ninh cho bản thân ở khu vực duyên hải và sự kiểm soát khu vực với các tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông. Thứ hai, cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung đã và đang tác động đáng kể tới tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế, với khả năng khiến các quốc gia có thể rơi vào tình thế phải lựa chọn bên. Đối với các quốc gia trên thế giới, vấn đề hợp tác quốc tế về công nghệ không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia, mà còn liên quan trực tiếp tới quan hệ đối ngoại của quốc gia đó với các cường quốc trên thế giới. Yếu tố này càng nổi trội trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Nhân tố này tác động, gây khó khăn hơn cho các _________ 1. Scott S.: “China Looks at U.S. Tech-Limiting Measures and Sees Gunboat Diplomacy”, Stratfor, 2018; https://worldview. stratfor.com/article/china-looks-us-tech-limiting-measures-and-sees- gunboat-diplomacy. 170 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0 quốc gia trong xử lý quan hệ đối ngoại, phải cân nhắc các yếu tố chính trị - an ninh trong những lĩnh vực hợp tác công nghệ tưởng chừng rất “kỹ thuật”. Tác động đối với các nhóm nước như sau: (i) Đối với châu Âu, sức ép từ cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc gia tăng sẽ tác động thúc đẩy các nước như Anh, Pháp, Đức phối hợp để hình thành một trục công nghệ thứ ba nhằm giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc của châu Âu vào công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc; (ii) Nga có thể là nhân tố bất ngờ và đáng chú ý do quốc gia này có nền tảng khoa học cơ bản mạnh, nhất là trong lĩnh vực quân sự; (iii) Các nước có tiềm lực công nghệ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng sẽ nỗ lực phát triển một số công nghệ riêng của mình để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc; (iv) Đối với các nước đang phát triển, sự gia tăng cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra những nguồn lực mới, tạo thuận lợi cho hợp tác khoa học - công nghệ giữa các tập đoàn của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc... với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có nhiều lựa chọn đa dạng hơn trong hợp tác công nghệ, có điều kiện hơn để lựa chọn những công nghệ phù hợp với nhu cầu an ninh và phát triển quốc gia. Tuy nhiên, tác động mang tính thách thức đối với các quốc gia là sự khó khăn hơn trong cân bằng quan CHƯƠNG II: THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CẠNH TRANH... 171 hệ với các cường quốc lớn trên thế giới. Mặc dù hầu hết các quốc gia đều cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên trong một thế giới phát triển theo hướng Mỹ - đồng minh và Trung Quốc giữ các công nghệ nguồn khác nhau liên quan tới các công nghệ quan trọng như 5G hay AI thì một lập trường hoàn toàn “trung dung” sẽ ngày càng khó thực hiện1. Trong bối cảnh đó, công nghệ của châu Âu, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... có thể sẽ là sự lựa chọn thay thế phù hợp cho một số quốc gia có sự “nhạy cảm” nhất định với công nghệ của Mỹ và Trung Quốc và/hoặc không muốn lựa chọn về công nghệ ảnh hưởng tới quan hệ với hai cường quốc này. Thứ ba, sự gia tăng cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy sự đối đầu giữa hai mô hình phát triển do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt. Trong thời đại 4.0 hiện nay, lựa chọn mô hình phát triển nào phù hợp với đặc thù của quốc gia, đảm bảo tính bao trùm, _________ 1. Nouriel Roubini: “The Global Consequences of a Sino ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0: Phần 2 Chương II THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC I. THẾ GIỚI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC 1. Tác động của cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc đến thế giới 1.1. Về chính trị - đối ngoại Thứ nhất, môi trường chính trị toàn cầu trở nên khó lường hơn khi các yếu tố chính trị ngày càng đan xen trong các vấn đề kinh tế - công nghệ. Công nghệ cũng tác động đến sự vận hành của các thể chế chính trị khác nhau, gia tăng nguy cơ khủng bố, an ninh mạng, can thiệp vào bầu cử, gia tăng khả năng kiểm soát xã hội của các thể chế cầm quyền... Các thay đổi này sẽ diễn ra trên quy mô toàn cầu, từ đó đặt ra yêu cầu tất cả các quốc gia trên thế giới chung tay hợp tác nhằm tạo ra 168 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0 những khuôn khổ chính sách mới, các thông lệ, quy định mới quản trị những vấn đề mà thế giới chưa từng phải đối mặt1. Bên cạnh đó, năng lực về khoa học - công nghệ nổi lên trở thành nhân tố quan trọng giúp đảm bảo môi trường an ninh và ổn định chính trị cho các quốc gia. Trong hợp tác quốc tế về công nghệ, điều quan trọng là năng lực giám sát, làm chủ công nghệ của quốc gia tiếp nhận công nghệ. Bất kỳ công nghệ nào cũng có thể bị “thâm nhập” bởi các lực lượng bên ngoài nếu năng lực kiểm soát công nghệ của quốc gia đó không tốt. Bên cạnh đó, sự gia tăng cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc một lần nữa khẳng định vai trò then chốt và quan trọng của công nghệ đối với sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ cũng cho thấy kể cả đối với cường quốc công nghệ hàng đầu như Mỹ thì năng lực nội tại và tinh thần “tự cường” về công nghệ vẫn là nền tảng quan trọng nếu các quốc gia muốn đảm bảo được an ninh và phát triển trong môi trường hợp tác quốc tế sâu rộng và đan xen lẫn nhau về công nghệ như hiện nay. Yếu tố cạnh tranh chiến lược trong công nghệ cũng góp phần tác động khiến quan hệ Mỹ và Trung Quốc _________ 1. Lê Trung Kiên: “Hợp tác Tiểu vùng Mê Công trong bối cảnh toàn cầu hóa 4.0”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2019. CHƯƠNG II: THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CẠNH TRANH... 169 trở nên nhạy cảm và căng thẳng hơn, nhất là trong các vấn đề như Biển Đông, Hồng Công, Đài Loan... Việc Mỹ liên tục ra đòn cả về thương mại, công nghệ được phía Trung Quốc nhìn nhận không khác gì ngoại giao pháo hạm công nghệ nhằm ép Trung Quốc phải khuất phục1. Do đó, trước các sức ép nhiều mặt của Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ càng cảm thấy sự cấp thiết phải tăng cường an ninh cho bản thân ở khu vực duyên hải và sự kiểm soát khu vực với các tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông. Thứ hai, cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung đã và đang tác động đáng kể tới tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế, với khả năng khiến các quốc gia có thể rơi vào tình thế phải lựa chọn bên. Đối với các quốc gia trên thế giới, vấn đề hợp tác quốc tế về công nghệ không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia, mà còn liên quan trực tiếp tới quan hệ đối ngoại của quốc gia đó với các cường quốc trên thế giới. Yếu tố này càng nổi trội trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Nhân tố này tác động, gây khó khăn hơn cho các _________ 1. Scott S.: “China Looks at U.S. Tech-Limiting Measures and Sees Gunboat Diplomacy”, Stratfor, 2018; https://worldview. stratfor.com/article/china-looks-us-tech-limiting-measures-and-sees- gunboat-diplomacy. 170 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0 quốc gia trong xử lý quan hệ đối ngoại, phải cân nhắc các yếu tố chính trị - an ninh trong những lĩnh vực hợp tác công nghệ tưởng chừng rất “kỹ thuật”. Tác động đối với các nhóm nước như sau: (i) Đối với châu Âu, sức ép từ cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc gia tăng sẽ tác động thúc đẩy các nước như Anh, Pháp, Đức phối hợp để hình thành một trục công nghệ thứ ba nhằm giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc của châu Âu vào công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc; (ii) Nga có thể là nhân tố bất ngờ và đáng chú ý do quốc gia này có nền tảng khoa học cơ bản mạnh, nhất là trong lĩnh vực quân sự; (iii) Các nước có tiềm lực công nghệ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng sẽ nỗ lực phát triển một số công nghệ riêng của mình để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào công nghệ của Mỹ hay Trung Quốc; (iv) Đối với các nước đang phát triển, sự gia tăng cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra những nguồn lực mới, tạo thuận lợi cho hợp tác khoa học - công nghệ giữa các tập đoàn của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc... với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có nhiều lựa chọn đa dạng hơn trong hợp tác công nghệ, có điều kiện hơn để lựa chọn những công nghệ phù hợp với nhu cầu an ninh và phát triển quốc gia. Tuy nhiên, tác động mang tính thách thức đối với các quốc gia là sự khó khăn hơn trong cân bằng quan CHƯƠNG II: THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CẠNH TRANH... 171 hệ với các cường quốc lớn trên thế giới. Mặc dù hầu hết các quốc gia đều cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên trong một thế giới phát triển theo hướng Mỹ - đồng minh và Trung Quốc giữ các công nghệ nguồn khác nhau liên quan tới các công nghệ quan trọng như 5G hay AI thì một lập trường hoàn toàn “trung dung” sẽ ngày càng khó thực hiện1. Trong bối cảnh đó, công nghệ của châu Âu, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... có thể sẽ là sự lựa chọn thay thế phù hợp cho một số quốc gia có sự “nhạy cảm” nhất định với công nghệ của Mỹ và Trung Quốc và/hoặc không muốn lựa chọn về công nghệ ảnh hưởng tới quan hệ với hai cường quốc này. Thứ ba, sự gia tăng cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy sự đối đầu giữa hai mô hình phát triển do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt. Trong thời đại 4.0 hiện nay, lựa chọn mô hình phát triển nào phù hợp với đặc thù của quốc gia, đảm bảo tính bao trùm, _________ 1. Nouriel Roubini: “The Global Consequences of a Sino ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0 Cạnh tranh công nghệ thời đại 4.0 Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Chính sách công nghệ Quản trị quốc tế về công nghệ Chiến lược xuất khẩu công nghệTài liệu có liên quan:
-
Hỏi - đáp về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 2
114 trang 43 0 0 -
105 trang 32 0 0
-
Một số điều Luật chuyển giao công nghệ
53 trang 23 0 0 -
Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chương 10 - TS. Nguyễn Văn Sanh
48 trang 15 0 0 -
12 trang 14 0 0
-
13 trang 14 0 0
-
177 trang 12 0 0
-
Tìm hiểu cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0: Phần 1
168 trang 11 0 0 -
97 trang 11 0 0
-
25 trang 10 0 0