Danh mục tài liệu

Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Tiếp cận qua lý thuyết “thời gian giả” của G. Genette)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.62 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhịp điệu kể chuyện là một trong những nhân tố chủ yếu của thời gian tự sự, còn gọi là thời gian quy ước hay thời gian giả (pseudo-time) theo cách gọi của Gérard Genette, nhà lý luận văn học người Pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Tiếp cận qua lý thuyết “thời gian giả” của G. Genette)Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Tiếp cận qua lý thuyết “thời gian giả” của G. Genette) Nhịp điệu kể chuyện là một trong những nhân tố chủ yếu của thờigian tự sự, còn gọi là thời gian quy ước hay thời gian giả (pseudo-time) -theo cách gọi của Gérard Genette, nhà lý luận văn học người Pháp. Trongtác phẩm văn học tự sự, người kể chuyện có thể kể tỉ mỉ một khoảng thờigian nhất định và cũng có thể bỏ qua hoặc chỉ kể rất ít một giai đoạn nào đócủa câu chuyện. Điều này dẫn tới tốc độ tự sự nhanh, chậm khác nhau; cóthể gia tốc khi một khoảng thời gian tương đối dài được kể trong số trangtương đối ngắn, giảm tốc đối với trường hợp ngược lại, còn đẳng tốc (đồngtốc) là tự sự có tính chất đẳng thời, nghĩa là trần thu ật mà không có nhữngbiến đổi về tốc độ. Nghiên cứu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng lànghiên cứu khoảng thời gian ở cấp độ câu chuyện (cái được biểu đạ t) đượcbiểu hiện như thế nào trong khoảng thời – không gian (tức là số trang vănbản truyện hay thời gian giả) ở cấp độ truyện kể (cái biểu đạt); xem xét sựkết hợp giữa các vận động tự sự và nhịp điệu kể chuyện trong mỗi loại tiểuthuyết Vũ Trọng Phụng. Mặt khác, đánh giá nhịp điệu ấy có giá trị như thếnào trong việc biểu hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, giới nghiên cứu trước naythường phân ra thành hai kiểu loại chính là tiểu thuyết – phóngsự (gồm Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê) và tiểu thuyết tâm lý (gồmDứt tình, Lấynhau vì tình, Trúng số độc đắc, Làm đĩ). Chúng tôi nhất trí với cách đặt vấnđề phân loại này. Tuy nhiên, việc tìm hiểu thời gian tự sự sẽ cho thấy Giôngtố thuộc về kiểu loại khác, không hoàn toàn tương đồng với các tiểuthuyết – phóng sự. 1. Nhịp điệu kể chuyện tăng dần trong các tiểu thuyết phóng sự(Số đỏ, Vỡ đê) Muốn khám phá nhịp điệu kể chuyện trong tổng thể chung của tácphẩm tự sự, trước hết, cần xem xét cụ thể về các vận động tự (narrativemovements) trong văn bản truyện. Theo G. Genette có bốn loại vận động tựsự cơ bản. Lược thuật (summary) và tỉnh lược (ellipsis) là hai dạng thức dẫnđến sự gia tốc. Ngừng nghỉ (pause) là làm giảm tốc đến mức tối đa. Trườnghợp trung gian là đẳng tốc thể hiện rõ nhất trong các hoạt cảnh (scene). Sựkết hợp giữa các vận động tự sự này tạo ra nhịp điệu kể chuyện trong vănbản tự sự. Trong Số đỏ và Vỡ đê, chúng ta đều thấy sự có mặt của hầu hết cácvận động tự sự mà Genette đã khái quát. Trước hết là các tỉnh lược, dạngthức tiêu biểu cho sự cực đại của gia tốc vì tỉnh lược là kể rất ít hoặc khôngkể một vài phần của câu chuyện. Tỉnh lược mơ hồ xuất hiện ở khoảng cáchgiữa chương XIX-XX của Số đỏ. Cho dù khoảng thời gian này không đượctác giả nói rõ (mơ hồ), nhưng người đọc hoàn toàn có thể suy ra bởi vìchương XIX sự kiện ở tuần thứ 16 (nhà vua ngự giá Bắc tuần), đến chươngXX sự kiện đã là ở tuần thứ 20 (Xuân được suy tôn là “anh hùng cứuquốc” – đúng 5 tháng sau như ông thầy số đã đoán ở đầu truyện). Như vậythời gian tỉnh lược là khoảng 3 tuần trong số 20 tuần của câu chuyện.Khoảng thời gian bị “bỏ quên” không kể ở điểm gần cuối của tác phẩm làmột chi tiết đầy ý nghĩa. Xuân Tóc đỏ đã làm những gì trong khoảng thờigian ấy? Nó đang chu ẩn bị cho cú song phi ngoạn mục nhằm vừa phản đòntình địch, vừa đủ hạ gục hai quán quân quần vợt rồi sau đó lên ngôi “vĩnhân”, “anh hùng cứu quốc”. Thì ra, sống trong thế giới thượng lưu đểu giảlâu ngày, thằng Xuân đâu có còn ngu ngơ, dốt nát? Điều đó cũng cho thấycác mốc thời gian của truyện gắn liền với sự “thăng tiến” của nhân vật. Các tỉnh lược giả định (không thể xác định được khoảng thời gian bịlướt qua là bao lâu, các sự kiện xảy ra vào thời điểm nào) chủ yếu xuấthiện ở phần giữa của truyện, từ chương VIII đến chương XVIII (Số đỏ). Cáctỉnh lược này đã làm mờ đường biên thời gian lịch đại, rút ngắn khoảngcách thời gian, tạo ra ấn tượng về sự liền mạch của truyện kể. Các ngừng nghỉ là những đoạn miêu tả dài của người kể mà trong đókhông có hành động nào xảy ra. Trong Số đỏ và Vỡ đê, ngừng nghỉ biểuhiện qua các đoạn tả cảnh ho ặc những lời bình luận bông lơn, hài hước,cợt nhạo, mỉa mai của người kể chuyện. Những trang tả cảnh hồ TrúcBạch, cảnh hiệu may Âu hoá trong Số đỏ hay cảnh hộ đê, cảnh nước lụt,cảnh hạn hán trong Vỡ đê đã phát huy chức năng quan trọng của ngừngnghỉ là tạo đường viền không khí cho truyện hoặc tạo thành phông nền chocác hoạt cảnh. Những miêu tả nhiều khi được kết hợp rất khéo với nhữnglời bình luận hài hước: “Thoạt đầu người ta hay nhảy xuống Hồ Tây, nhưngvì Hồ Tây sâu lắm, những kẻ tự tử chẳng may phần nhiều không mấy aithoát chết cả, thành thử người ta bảo nhau nhảy xuống cái bên cạnh là hồTrúc Bạch nông hơn (...). Vì những lẽ ấy, hồ Trúc Bạch chẳng bao lâu màtrở nên một cách oanh liệt, là một sân khấu của tất cả những tấn đại thảmkịch của những cảnh địa ngục giữa Hà Thành, là những gia đình Việt Nam,những trở lực tai hại cho những cuộc tự do kết hôn, tự do ly hôn, tự do cảigiá, tự do tục huyền” (Số đỏ). Các ngừng nghỉ như thế đã tạo ra đường viềnvà bối cảnh cho các hoạt cảnh rất sống động của truyện. Hoạt cảnh là những giai đoạn sinh động của hành động, xảy ra đồngthời với những thời khắc sôi nổi nhất của câu chuyện. Trong các tiểu thuyếttrên, hoạt cảnh chủ yếu là đối thoại và chiếm tỉ lệ tương đối lớn so với cácvận động tự sự khác. Trong Số đỏ, hoạt cảnh đối thoại xuất hiện với mật độkhá dày đặc. Những cuộc đấu khẩu, cãi cọ nảy lửa, xuất hiện nhiều tạo nêntính kịch cho hành động với những thời khắc sinh động nhất của câuchuyện. Có thể kể ra những cuộc cãi cọ giữa cụ lang Tì và cụ lang Phế,giữa vợ chồng cụ cố Hồng, giữa ông phán mọc sừng và Xuân Tóc đỏ vớicác tình địch... Đó là những hành động đóng kịch với những màn hề kịchcười chảy nước m ...