Danh mục tài liệu

Tìm hiểu những từ dễ nhầm lẫn khi học một số chữ Hán có bộ '心'

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 645.09 KB      Lượt xem: 108      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tìm hiểu những từ dễ nhầm lẫn khi học một số chữ Hán có bộ “心” nghiên cứu về những từ dễ nhầm lẫn khi học một số chữ hán có bộ “心”. Hy vọng qua bài nghiên cứu khoa học này giúp các bạn khắc phục được phần nào những lỗi về từ vựng và khơi dậy sự hứng thú của mọi người đối với việc học chữ Hán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu những từ dễ nhầm lẫn khi học một số chữ Hán có bộ “心” TÌM HIỂU NHỮNG TỪ DỄ NHẦM LẪN KHI HỌC MỘT SỐ CHỮ HÁN CÓ BỘ “心” Bùi Thị Phương Nhung Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Châu Giang TÓM TẮT Việt Nam và Trung Quốc là hai nước vốn có truyền thống hữu nghị và quan hệ văn hóa lâu đời. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học chữ Hán ngày càng nhiều. Chữ Hán thì rất phong phú, mỗi chữ có mỗi cái hay và có ý nghĩa riêng của nó. Trong quá trình học tiếng Hán, số cặp từ dễ nhầm lẫn có rất nhiều, chúng ta phân vân không biết dùng từ nào thích hợp nhất với một tình huống cụ thể nào đó. Nguyên nhân thường gặp là cặp từ có nghĩa gần giống nhau nhưng sử dụng vào các trường hợp khác nhau, hoặc hai từ có âm đọc giống nhau, nhìn cũng gần giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Do đó hôm nay em viết bài báo này nghiên cứu về những từ dễ nhầm lẫn khi học một số chữ hán có bộ “心”. Hy vọng qua bài nghiên cứu khoa học này giúp các bạn khắc phục được phần nào những lỗi về từ vựng và khơi dậy sự hứng thú của mọi người đối với việc học chữ Hán. Từ khóa: bộ tâm, Hán tự, tiếng Hán, Trung Quốc, từ dễ nhầm lẫn, 心 ... 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích nghiên cứu đề tài Chữ Hán xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, hoàn thiện cho tới hiện nay.Với sự tồn tại và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử, là một bộ phận của văn hóa truyền thống, sự hình thành và phát triển của chữ Hán không thể tách rời bối cảnh lớn của văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa. Hôm nay em nghiên cứu bài này với mục đích tìm hiểu về cái hay cái đep đa dạng về ý nghĩa, hình dạng của chữ Hán nói chung và giá trị nhân văn của những chữ Hán mang bộ “tâm” nói riêng. Thông qua tìm hiểu những từ dễ nhầm lẫn có bộ “心” nhằm khắc phục được phần nào những lỗi về từ vựng và khơi dậy sự hứng thú của mọi người đối với việc nghiên cứu tìm ra nhiều cái hay, cái mới của chữ Hán. 1.2 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Phương pháp nghiên cứu Thông qua việc thu thập và xử lý dữ liệu; trên cơ sở đó chọn lọc một số chữ Hán có bộ Tâm tiêu biểu và phân tích những từ dễ nhầm lẫn khi học chữ Hán. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 3653 Những cặp từ dễ nhầm lẫn, những chữ dễ nhầm lẫn, những chữ dễ đọc sai và viết sai, được trình bày dưới hình thức đối chiếu và so sánh từng cặp từ. Gồm các chữ Hán: 懊悔-懊恼;忽-怱;撼-憾;怙-怗;怛-恒;愤-愦;愆-惩; II NỘI DUNG 2.1 Ý nghĩa bộ thủ “Tâm” Chữ Hán có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ là bộ phận cốt yếu của từ và tự trong tiếng Hán. Chữ Tâm (心) từ khi xuất hiện cho đến bộ thủ Tâm được sử dụng như ngày nay cũng thông qua một quá trình biến đổi, không chỉ về mặt hình thể, mà còn có sự mở rộng về mặt ý nghĩa. Chữ Tâm khi nói tới là trái tim, lương tâm và lòng dạ của con người. “心” có nghĩa là “tim”, đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm: tâm cảnh 心境, tâm địa 心地, tâm lý học 心理學 v.v. Những từ mang bộ “心”(忄) có nghĩa là quả tim hay tâm trí, thể hiện tình cảm, thái độ và các hoạt động tâm lý. Mỗi hành động mà chúng ta làm đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện và hành động theo lẽ phải. Nếu tâm không thiện sẽ phạm phải những điều xấu và tội lỗi. 2.2 Những cặp từ có bộ “tâm” dễ nhầm lẫn 2.2.1 懊悔 ào huǐ-懊恼 ào nǎo “懊悔” có nghĩa là: ăn năn, hối hận,hối lỗi, ân hận vì đã làm sai hoặc nói sai như: 因为贪玩,没有认真复 习,这次英语考试不及格,我真懊悔。(Vì ham chơi ,không ôn tập nghiêm túc nên bài thi Tiếng Anh lần này không đạt, tôi rất hối hận.) “懊恼” có nghĩa là: ảo não,xót xa, khó chịu, cảm thấy buồn phiền trong lòng như: 新买的电子表是假货, 没用两天就不走了,他懊恼极了。(Chiếc đồng hồ anh ấy mới mua là hàng giả, dùng chưa được hai ngày đã hỏng, anh ấy rất khó chịu.) Phân biệt:“懊悔” hối hận là vì trước đó đã không làm tốt; “懊恼” chủ yếu diễn tả tâm trạng buồn phiền. 2.2.2 忽 hū -怱 cōng Hai chữ này dễ bị nhầm lẫn bởi cách viết. 3654 “忽 ” là chữ hình thanh với nhiều nghĩa khác nhau: bỗng nhiên, bất chợt, lơ là; chợt, thình lình; coi thường, khinh khi. Ví dụ nh: 不以富贵而骄之,寒贱而忽。(Chớ lấy giàu sang mà kiêu căng, nghèo mà coi thường.) “怱” là chữ hình thanh có nghĩa là gấp vội vàng Phân biệt: 忽 có 8 nét, hình thái: 勿 (Vật)、心。 怱 có 9 nét, hình thái: 匆(Thông)、心。 2.2.3 撼 hàn-憾 hàn Hai chữ này dễ bị nhầm lẫn vì đều có cách đọc như nhau “hàn” , cách viết cũng gần giống nhau. “撼 ” là chữ hình thanh có nghĩa là dao động, rung động,lây động: 震撼人心 (Rung động lòng người),震 撼天地 (Rung chuyển trời đất),蜻蜓撼石柱 (Chuồn chuồn lay cột đá - Nói những người không tự lượng sức mình) “憾 ” là chữ hình thanh có nghĩ là hối hận, ăn năn, thất vọng, không vừa ý. Ví dụ:平生直道无遗憾 ( Bình sinh theo đường ngay, lòng không có gì hối tiếc). Phân biệt: Cả hai chữ đều có 16 nét. “撼” là động từ chỉ động tác, hành vi của một sự vật sự việc nào đó bên cạnh có bộ “扌”; “憾” vừa là danh từ, động từ, tính từ chỉ tâm trạng thất vọng của con người nên bên cạnh có bộ “ 忄”. 2.2.4 怙 hù -怗 zhān、tiē “怙” là chữ hình thanh mang bộ“忄” nên sinh ra cảm giác dựa dẫm vào người khác có nghĩa là nhờ cậy, nương tựa, nương nhờ. Như Kinh Thi có câu: 无父何怙,无母何怙。(Không cha cậy ai, không mẹ nhờ ai.) “怗” có nghĩa là dẹp yên, phục tùng, yên ổn. Phân biệt: hai chữ này đều có 8 nét.có hình thái 忄、古(Cổ);có hình thái: 忄、占(Chiêm)。 2.2.5 怛 dá -恒 héng “怛” là chữ hình thanh có ý nghĩa là xót xa, thấy người có sự bất hạnh mà sinh lòng thương xót, đau buồn, còn có nghĩa là kinh sợ, nể sợ. Ví dụ như: 持正魑魅怛 (Giữ ngay chính thì yêu quái kính sợ - ý nói là một người ngay thẳng, chính trực thì đi đến đâu cũng được mọi người kính trọng; ngay cả yêu quái, ma quỷ cũng sinh lòng kính sợ không dám làm hại). ...