Tìm hiểu về kinh tế học thể chế trật tự xã hội và chính sách công: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về kinh tế học thể chế trật tự xã hội và chính sách công: Phần 2 KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ: TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH CÔNGCHƯƠNG VIII. ĐỘNG LỰC CẠNH TRANH Trọng tâm của chương này là về hoạt động đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, tức là cạnh tranh, các quá trình tương tác năng động trên thị trường giữa người mua và người bán. Cạnh tranh kinh tế là quá trình tác động đến những người bán cạnh tranh (cũng như những người mua cạnh tranh) để họ chấp nhận bỏ chi phí tìm kiếm và thử nghiệm tri thức mới. Người mua và người bán tham gia vào hợp đồng trao đổi quyền tài sản với nhau, thiết lập những mức giá có tác dụng phối hợp và thông tin tới người khác. Quá trình cạnh tranh giữa các chủ tài sản cũng giúp hạn chế những sai sót không tránh khỏi thông qua tín hiệu thua lỗ (loss signal). Chừng nào mà người mua còn tỏ ra nhạy bén và chịu bỏ chi phí giao dịch để tìm kiếm thông tin, chừng đó cạnh tranh kinh tế giữa các nhà cung cấp còn khuyến khích việc đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất. Chúng ta sẽ làm nổi bật vai trò của nhà cung cấp có tinh thần doanh nghiệp, và vai trò của những thể chế hỗ trợ cho các nhà tiên phong để họ thử nghiệm những ý tưởng đổi mới với hy vọng tạo ra lợi nhuận. Chúng ta cũng sẽ chỉ ra rằng hành vi can thiệp chính trị vào quá trình cạnh tranh sẽ làm xói mòn cạnh tranh và giảm mức độ cần thiết của việc phải bỏ chi phí đổi mới. Cuối cùng, chúng ta sẽ vượt ra ngoài cạnh tranh trong khuôn khổ một thị trường đơn lẻ và xem xét cường độ cạnh tranh trên bình diện toàn bộ hệ thống kinh tế. Chúng ta sẽ nhận thấy các doanh nhân cạnh tranh lẫn nhau trong một ngành lại thường tạo ra điều kiện cho thành công thương mại trong những ngành khác, do vậy mà nhóm doanh nhân cạnh tranh này lại hỗ trợ cho nhóm doanh nhân cạnh tranh kia trong quá trình đổi mới và tạo ra lợi nhuận. Các nền kinh tế cạnh tranh có những lợi thế kinh tế và phi kinh tế đáng kể; các chủ tài sản thường xuyên đứng trước thách thức khai thác tài sản và tìm kiếm tri thức, nhờ đó quyền lực bị kiểm soát và tiến bộ kinh tế được theo đuổi. Vì vậy, người ta sẽ cho rằng cạnh tranh kinh tế xứng đáng được thúc đẩy và bảo vệ. Kẻ độc quyền thâu tóm cho riêng mình những gì mà tất cả mọi người đều đáng được hưởng một cách tự do ... kẻ độc quyền nào lấy đi công việc của một người tức là đã lấy đi cuộc sống của người đó ... những hàng hoá độc quyền trong lĩnh vực thương mại và giao thông là đi ngược lại quyền lựa chọn và sự tự do. (Luật gia người Anh Sir Edward Coke [1552-1634], trích dẫn trong tác phẩm của Walker, 1988, trang 111-112) Chính sự cần mẫn của đời sống thương mại ... đã làm mất dần kiểu lao động nhàm chán dai dẳng. Đời sống thương mại giúp tạo ra những cách thức mới mẻ và táo bạo để tránh khỏi nó, không chỉ trên những dây chuyền lắp ráp và trong các nhà máy mà còn trong các gia đình và trên những nông trang. (Jane Jacobs, Systems of Survival [Các hệ thống sinh tồn], 1992) 227 KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ: TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG Chủ nghĩa tư bản, xét về bản chất, là một hình thái hay phương thức biến đổi kinh tế và ... không bao giờ ... có thể đứng yên ... Xung lực cơ bản giúp khởi động và duy trì sự vận hành của cỗ máy tư bản chủ nghĩa đến từ các hàng hoá tiêu dùng mới, từ các phương thức sản xuất hay vận tải mới, từ các thị trường, và từ các hình thái tổ chức công nghiệp mới mà hoạt động kinh doanh tư bản chủ nghĩa tạo ra. (Joseph A. Schumpeter, Capitalism, Socialism and Democracy [Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ], 1991)8.1 Cạnh tranh: sự ganh đua và quyền lựa chọn Cạnh tranh với vai trò phương thức khám phá Các quyền tư hữu được trao đổi thông qua hợp đồng tự nguyện nhằm chủ động đưa chúng vào khai thác. Chẳng hạn, một chủ tư bản có thể phải mua sắm hàng hoá tư bản (capital goodi), thuê nhân công cùng các chuyên gia lành nghề và hiểu biết khác, và mua nguyên liệu thô để bắt đầu hoạt động sản xuất. Những hình thức sử dụng tài sản mà các chủ tài sản có thể mường tượng ra lại phụ thuộc vào tri thức của họ, vốn hạn chế về mặt thể chất (constitutionally limited), như chúng ta đã nhận thấy trong Chương 3: các cá nhân có ‘sự bất trắc xung quanh’ (sideways uncertainty) về những gì mà người khác đang làm và ‘sự bất trắc phía trước’ (forward uncertainty) về những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Khi hoàn cảnh thay đổi, kho tri thức mà họ tiếp thu trong quá khứ sẽ mất giá trị. Việc thâu nhận tri thức mới và cập nhật hơn thì lại tốn kém và rủi ro, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học Kinh tế học thể chế Trật tự xã hội Động lực cạnh tranh Các tổ chức kinh tế Hành động tập thểTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 628 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 350 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 277 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 252 7 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 231 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 204 1 0 -
13 trang 187 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 168 0 0 -
Giáo trình môn học Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp)
46 trang 123 0 0 -
Nội dung cơ bản của khái niệm xung đột xã hội
7 trang 119 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc
19 trang 0 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 422
6 trang 0 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 420
6 trang 0 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 419
6 trang 1 0 0 -
Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 424
6 trang 1 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 - THCS Hòa Trung
2 trang 0 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 7
8 trang 0 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - DTNT Bù Gia Mập
4 trang 1 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 có đáp án - THCS Rời Kơi
4 trang 1 0 0 -
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN VẬT LÝ - TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA
6 trang 2 0 0