Tìm hiểu về nghề Luật sư và vai trò của luật sư
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 149.81 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghề Luật sư hiện nay là một bộ phận quan trọng của môi trường pháp lý nhằm xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài viết, tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau về nghề Luật, nghề Luật sư và vai trò, vị trí của Luật sư qua các thời kỳ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về nghề Luật sư và vai trò của luật sư TÌM HIỂU VỀ NGHỀ LUẬT SƯ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ Luật sư là người có những phẩm chất nhất định do luật định, chuyên tiến hành các dịch vụ pháp lý, lấy việc cung cấp các dịch vụ pháp lý làm nghề nghiệp Luật sư của mình. Còn nghề Luật sư là một nghề luật do Luật sư tiến hành nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Theo đó, các dịch vụ pháp lý có thể bao gồm: Tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và đại diện hoặc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo những quy trình hay thủ tục do pháp luật quy định. Nghề Luật sư hiện nay là một bộ phận quan trọng của môi trường pháp lý nhằm xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài viết, tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau về nghề luật, nghề Luật sư và vai trò, vị trí của Luật sư qua các thời kỳ. 1. Về nghề Luật sư Nghề Luật sư - một nghề xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Theo Josh Taylor, ở Hy Lạp cổ đại, “orators” (những nhà hùng biện) thường biện hộ trong những vụ việc của những người bạn của họ, bởi vì tại thời kỳ đó, những người cai trị yêu cầu rằng một cá nhân phải biện hộ cho vụ việc của chính mình hoặc có thể nhờ một công dân bình thường hoặc một người bạn của mình biện hộ cho mình nhân danh mình và không được nhận phí. Tuy nhiên, quy định về không thu phí như vậy là bất khả thi (Josh Taylor nhận định). Ông khẳng định rằng, sau đó ở La Mã cổ đại, Hoàng đế Claudius pháp lý hóa nghề luật và thậm chí cho các Luật sư (thầy cãi) thu phí với một hạn mức nhất định [1]. Các sự kiện này cho thấy tại thời kỳ La Mã cổ đại, Luật sư đã trở thành một nghề vì đã hội đủ hai yếu tố cơ bản là: (i) Cung cấp ra một loại dịch vụ có đặc tính riêng mà xã hội có nhu cầu; (ii) Người cung cấp ra dịch vụ đó kiếm sống bằng chính việc cung cấp dịch vụ đó. Hai yếu tố này thường được xem là hai tiêu chuẩn để xác định bất kỳ nghề nghiệp nào, ví dụ như: Đối với nghề làm gốm thủ công, người làm gốm chuyên tiến hành sản xuất gốm sứ để kiếm sống bằng các sản phẩm gốm sứ đó; nghề vệ sĩ chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ và kiếm sống bằng việc cung cấp dịch vụ đó… Nghề luật ngày nay được hiểu không hoàn toàn đồng nhất như vậy. Theo nghĩa rộng nhất, thuật ngữ “nghề luật” bao gồm không chỉ những cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề pháp luật và hoạt động nghề nghiệp của họ, mà còn cả các công ty luật (law firms), các tổ chức Luật sư khác cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, bộ máy tư pháp (judiciary), những người hoạt động xét xử khác (other adjudicators), các Đoàn Luật sư (bar associations) và các trường luật (law schools) [2]. Do đó, nghề Luật sư là một bộ phận của nghề luật. Nói chung, nghề luật cần được hiểu tóm lược là một loại hoạt động xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý công hoặc tư do các chủ thể công hoặc tư tiến hành và có thu phí. Theo Giáo trình Luật sư và nghề Luật sư của Học viện Tư pháp có quan niệm rất rộng về nghề luật và cho rằng nghề luật bao gồm: “… nghề làm luật, xây dựng pháp luật - lập pháp, lập quy; nghề bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý với tư cách nhân danh nhà nước - trong lĩnh vực tư pháp; nghề luật thực thi pháp luật với tư cách nhân danh cơ quan, cá nhân có thẩm quyền - trong lĩnh vực hành pháp; nghề công tác bổ trợ tư pháp; nghề làm công tác hành chính - tư pháp” [3]. Nếu quan niệm như vậy, hầu hết các cơ quan công quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và các nhân viên trong đó đều tiến hành nghề luật. Quan niệm này có thể dẫn tới việc phân chia nghề nghiệp trong các cơ quan công quyền trở thành một vấn đề rất cần “tranh luận”. Với nhận thức “trước hết, nghề luật gắn liền với việc thực thi quyền lực nhà nước” [4], do đó quan niệm rộng như trên về nghề luật xuất hiện. Quan niệm này khẳng định: Các chức danh nghề luật bao gồm Đại biểu quốc hội (hay nghị sĩ), Thẩm phán, Kiểm sát viên hay Công tố, Điều tra viên, Luật sư, Chấp hành viên, Thừa phát lại, Công chứng viên, Chuyên viên pháp chế ở các bộ, ngành hay tại các doanh nghiệp [5]. Trong khi đó, khi nói về nghề luật, các nhà luật học so sánh nhắc tới các nhánh của nghề luật chỉ bao gồm Luật sư của chính quyền (government lawyers), các nhân viên tư pháp (judiciary) và các học giả pháp lý (legal scholars) [6]. Dịch vụ luật sư giỏi Herbert M. Kritzer đã làm rõ các dấu hiệu của một nghề nghiệp, ít nhất bao gồm: (i) Có kiến thức và kỹ năng đặc biệt nhưng có ích trên cơ sở được đào tạo hoặc huấn luyện chuyên biệt; (ii) Có định hướng phục vụ cho lợi ích của một loại khách hàng xác định; (iii) Tự trị hành động liên quan tới cả hành động cụ thể và tới cả việc xác định và thi hành các tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp; (iv) Có sự tồn tại của một hoặc nhiều tổ chức phục vụ những nhu cầu nội tại và bên ngoài của nghề nghiệp [7]. Với các dấu hiệu để xác định một nghề nghiệp, hay nói cách khác, để phân biệt những nghề nghiệp khác nhau, với mục đích xem xét phạm vi của nghề luật, chúng ta có thể thấy các đại biểu Quốc hội hay các nghị sĩ không phải là những người hành nghề luật bởi những lý do sau: Thứ nhất, các đại biểu Quốc hội hay các nghị sĩ không được đào tạo và huấn luyện những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt như thẩm phán, công tố, luật sư hay các chuyên gia pháp lý khác. Nói cách khác, họ không sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về luật như thẩm phán, công tố, luật sư hay các chuyên gia pháp lý khác trong hoạt động của họ. Tuy nhiên, theo chế độ đại biểu Quốc hội không chuyên trách như ở Việt Nam và Trung Quốc…, có thể có thẩm phán, công tố, luật sư hay các chuyên gia pháp lý khác được bầu làm đại biểu Quốc hội. Thế nhưng cần phân biệt sự “phân thân” của họ khi thực hiện vai trò với tư cách là đại biểu Quốc hội, nghị sĩ hay khi thực hiện vai trò với tư cách là thẩm phán, công tố… Thứ hai, các chức năng chủ yếu mà các đại biểu Quốc hội hay các nghị sĩ t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về nghề Luật sư và vai trò của luật sư TÌM HIỂU VỀ NGHỀ LUẬT SƯ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ Luật sư là người có những phẩm chất nhất định do luật định, chuyên tiến hành các dịch vụ pháp lý, lấy việc cung cấp các dịch vụ pháp lý làm nghề nghiệp Luật sư của mình. Còn nghề Luật sư là một nghề luật do Luật sư tiến hành nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Theo đó, các dịch vụ pháp lý có thể bao gồm: Tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và đại diện hoặc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo những quy trình hay thủ tục do pháp luật quy định. Nghề Luật sư hiện nay là một bộ phận quan trọng của môi trường pháp lý nhằm xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài viết, tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau về nghề luật, nghề Luật sư và vai trò, vị trí của Luật sư qua các thời kỳ. 1. Về nghề Luật sư Nghề Luật sư - một nghề xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Theo Josh Taylor, ở Hy Lạp cổ đại, “orators” (những nhà hùng biện) thường biện hộ trong những vụ việc của những người bạn của họ, bởi vì tại thời kỳ đó, những người cai trị yêu cầu rằng một cá nhân phải biện hộ cho vụ việc của chính mình hoặc có thể nhờ một công dân bình thường hoặc một người bạn của mình biện hộ cho mình nhân danh mình và không được nhận phí. Tuy nhiên, quy định về không thu phí như vậy là bất khả thi (Josh Taylor nhận định). Ông khẳng định rằng, sau đó ở La Mã cổ đại, Hoàng đế Claudius pháp lý hóa nghề luật và thậm chí cho các Luật sư (thầy cãi) thu phí với một hạn mức nhất định [1]. Các sự kiện này cho thấy tại thời kỳ La Mã cổ đại, Luật sư đã trở thành một nghề vì đã hội đủ hai yếu tố cơ bản là: (i) Cung cấp ra một loại dịch vụ có đặc tính riêng mà xã hội có nhu cầu; (ii) Người cung cấp ra dịch vụ đó kiếm sống bằng chính việc cung cấp dịch vụ đó. Hai yếu tố này thường được xem là hai tiêu chuẩn để xác định bất kỳ nghề nghiệp nào, ví dụ như: Đối với nghề làm gốm thủ công, người làm gốm chuyên tiến hành sản xuất gốm sứ để kiếm sống bằng các sản phẩm gốm sứ đó; nghề vệ sĩ chuyên cung cấp dịch vụ bảo vệ và kiếm sống bằng việc cung cấp dịch vụ đó… Nghề luật ngày nay được hiểu không hoàn toàn đồng nhất như vậy. Theo nghĩa rộng nhất, thuật ngữ “nghề luật” bao gồm không chỉ những cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề pháp luật và hoạt động nghề nghiệp của họ, mà còn cả các công ty luật (law firms), các tổ chức Luật sư khác cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, bộ máy tư pháp (judiciary), những người hoạt động xét xử khác (other adjudicators), các Đoàn Luật sư (bar associations) và các trường luật (law schools) [2]. Do đó, nghề Luật sư là một bộ phận của nghề luật. Nói chung, nghề luật cần được hiểu tóm lược là một loại hoạt động xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý công hoặc tư do các chủ thể công hoặc tư tiến hành và có thu phí. Theo Giáo trình Luật sư và nghề Luật sư của Học viện Tư pháp có quan niệm rất rộng về nghề luật và cho rằng nghề luật bao gồm: “… nghề làm luật, xây dựng pháp luật - lập pháp, lập quy; nghề bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý với tư cách nhân danh nhà nước - trong lĩnh vực tư pháp; nghề luật thực thi pháp luật với tư cách nhân danh cơ quan, cá nhân có thẩm quyền - trong lĩnh vực hành pháp; nghề công tác bổ trợ tư pháp; nghề làm công tác hành chính - tư pháp” [3]. Nếu quan niệm như vậy, hầu hết các cơ quan công quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và các nhân viên trong đó đều tiến hành nghề luật. Quan niệm này có thể dẫn tới việc phân chia nghề nghiệp trong các cơ quan công quyền trở thành một vấn đề rất cần “tranh luận”. Với nhận thức “trước hết, nghề luật gắn liền với việc thực thi quyền lực nhà nước” [4], do đó quan niệm rộng như trên về nghề luật xuất hiện. Quan niệm này khẳng định: Các chức danh nghề luật bao gồm Đại biểu quốc hội (hay nghị sĩ), Thẩm phán, Kiểm sát viên hay Công tố, Điều tra viên, Luật sư, Chấp hành viên, Thừa phát lại, Công chứng viên, Chuyên viên pháp chế ở các bộ, ngành hay tại các doanh nghiệp [5]. Trong khi đó, khi nói về nghề luật, các nhà luật học so sánh nhắc tới các nhánh của nghề luật chỉ bao gồm Luật sư của chính quyền (government lawyers), các nhân viên tư pháp (judiciary) và các học giả pháp lý (legal scholars) [6]. Dịch vụ luật sư giỏi Herbert M. Kritzer đã làm rõ các dấu hiệu của một nghề nghiệp, ít nhất bao gồm: (i) Có kiến thức và kỹ năng đặc biệt nhưng có ích trên cơ sở được đào tạo hoặc huấn luyện chuyên biệt; (ii) Có định hướng phục vụ cho lợi ích của một loại khách hàng xác định; (iii) Tự trị hành động liên quan tới cả hành động cụ thể và tới cả việc xác định và thi hành các tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp; (iv) Có sự tồn tại của một hoặc nhiều tổ chức phục vụ những nhu cầu nội tại và bên ngoài của nghề nghiệp [7]. Với các dấu hiệu để xác định một nghề nghiệp, hay nói cách khác, để phân biệt những nghề nghiệp khác nhau, với mục đích xem xét phạm vi của nghề luật, chúng ta có thể thấy các đại biểu Quốc hội hay các nghị sĩ không phải là những người hành nghề luật bởi những lý do sau: Thứ nhất, các đại biểu Quốc hội hay các nghị sĩ không được đào tạo và huấn luyện những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt như thẩm phán, công tố, luật sư hay các chuyên gia pháp lý khác. Nói cách khác, họ không sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về luật như thẩm phán, công tố, luật sư hay các chuyên gia pháp lý khác trong hoạt động của họ. Tuy nhiên, theo chế độ đại biểu Quốc hội không chuyên trách như ở Việt Nam và Trung Quốc…, có thể có thẩm phán, công tố, luật sư hay các chuyên gia pháp lý khác được bầu làm đại biểu Quốc hội. Thế nhưng cần phân biệt sự “phân thân” của họ khi thực hiện vai trò với tư cách là đại biểu Quốc hội, nghị sĩ hay khi thực hiện vai trò với tư cách là thẩm phán, công tố… Thứ hai, các chức năng chủ yếu mà các đại biểu Quốc hội hay các nghị sĩ t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghề Luật sư Vai trò của luật sư Vị trí của Luật sư Hoạt động tư vấn pháp luật Dịch vụ pháp lý Tư vấn pháp luậtTài liệu có liên quan:
-
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN
7 trang 215 0 0 -
6 trang 155 0 0
-
65 trang 46 0 0
-
Trao đổi một số vấn đề về kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự
5 trang 45 0 0 -
Công nghệ pháp lý và những thách thức đối với đào tạo luật
10 trang 45 0 0 -
301 trang 44 0 0
-
Quyết định Số: 180/QĐ-BXD CỦA BỘ XÂY DỰNG
3 trang 44 0 0 -
14 trang 42 0 0
-
Tập bài giảng Luật sư và nghề luật sư
343 trang 41 0 0 -
263 trang 40 0 0