
Tính chiến đấu của Tuyên Ngôn Độc lập
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính chiến đấu của Tuyên Ngôn Độc lập Tính chiến đấu của Tuyên Ngôn Độc lập “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn chương chính luậnViệt Nam. “Tuyên ngôn độc lập” được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt,sau hang nghìn năm nhân dân Việt Nam sống dưới chế độ quân chủ, ngót một trămnăm sống dưới chế độ thực dân, 5 năm phát xít Nhật đô hộ, mùa thu năm 1945, nhândân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã làm cuộc tổng khởi nghĩatháng 8 thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tuy nhiên, chính quyềnnon trẻ của ta đang bị âm mưu quay trở lại xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.Xâm lược Việt nam lần này, thực dân Pháp hòng núp dưới hai chiêu bài lừa bịp côngluận quốc tế. Một là chúng có công bảo hộ, khai hoá làm văn minh đất nước ta ngótmột thế kỉ qua. Hai là trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pháp đã đứng vềphía quân Đồng minh Liên Xô để chống lại phát xít Nhật ở Châu Á-Thái Bình Dương.Vì vậy, chúng có quyền thu hồi mảnh đất Việt Nam - mảnh đất đã từng nằm trong tayphát xít. Đứng trước tình hình ấy, nhất là ngày 19/8 chính quyền về đến Hà Nội, ngày26/8 ta giải phóng đến Huế cũng là ngày Hồ Chí Minh soạn thảo bản “Tuyên ngônđộc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại số nhà 48 phố HàngNgang-Hà Nội. “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh nhằm xé toang hai chiêu bàilừa bịp của thưc dân Pháp. Bản tuyên ngôn được Bác đọc tại vườn hoa Ba Đình lịchsử ngày 2/9/1945 trước hơn 50 vạn đồng bảo cả nước với một cảm xúc đặc biệt. Nhàthơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng tháng 5” đã ghi lại xúc cảm của Người khi đọc bản“Tuyên ngôn độc lập”: “Giọng của Người đâu phải sấm trên cao Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau” “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một tác phẩm có nhiều giá trị ởnhiều lĩnh vực. Nếu đứng về góc độ pháp lí thì bản “Tuyên ngôn độc lập” là văn kiệnpháp lí đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trường quốc tế.Nếu đứng từ góc độ ngoại giao, “Tuyên ngôn độc lập” cũng là văn bản ngoại giao đầutiên đặt nền móng quan hệ ngoại giao giữ Việt Nam với các nước trên thế giới. Nếuđặt “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh trong dòng chảy lịch sử nước nhà thì đâylà bản tuyên ngôn lần thứ ba của dân tộc Việt Nam. Nhớ lại bản tuyên ngôn đầu tiêncủa nước ta là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt với lời khẳng định: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Vang vang đâu đây cùng lời thơ thần của Lý Thường Kiệt là Bình Ngô Đại Cáocủa Nguyễn Trãi-được xem là bản tuyên ngon lần thứ hai của dân tộc Việt Nam vớilời khẳng định: “Như nước Đại Việt ta ngày trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác” Kế thừa tinh thần yêu nước từ hai bản tuyên ngôn trên, “Tuyên ngôn độc lập”của Hồ Chí Minh cũng khẳng định được tính thời đại mới mẻ bở lẽ “Tuyên ngôn độclập” của Hồ Chí Minh đã mở ra một kỉ nguyên mới-đó là kỉ nguyên độc lập dân tộccủa một dân tộc thuộc địa như ở Việt Nam lần đâu tiên vùng dậy chặt đứt xiềng xíchcủa thực dân giành chính quyền giải phòng cho mình. Đó là một dân tộc lầm than đãtừng “giũ bùn đứng dậy sáng loà” như lời thơ của Nguyễn Đình Thi trong bài “Đấtnước”: “Xiềng xích chúng bay không khoá được. Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà.” Nếu đứng từ góc độ văn chương nghệ thuật thì “Tuyên ngôn độc lập” là đỉnhcao của văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực. Để làm sáng tỏ nhận định trên, tatập trung tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bản “Tuyên ngôn độc lập”. Trước hết là giá trị nội dung, “Tuyên ngôn độc lập” được Bác Hồ viết dưới hainguồn cảm hứng chính - ấy là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân văn. Nếu cảmhứng yêu nước là tiếng nói của một nhà ái quốc vĩ đại thì cảm hứng nhân văn là tiếngnói của một nhà nhân đạo cộng sản đã hi sinh cả cuộc đời mình để đấu tranh vì quyềncon người, trong khi đó cảm hứng yêu nước như một sợi chỉ đó xuyên suốt cả ba phầncủa “Tuyên ngôn độc lập”. Phần I của bản tuyên ngôn Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập của dân tộctrên cơ sở lí lẽ không ai có thể chối cãi được. Ở phần này, Bác dẫn lời bản “Tuyênngôn độc lập” của nước Mỹ ngày 4/7/1776, ở đó có đoạn viết: “Tất cả mọi người đềusinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạmđược. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc”. Bác còn dẫn lời bản “Tuyên ngôn nhân quyền dân quyền” của cách mạng Phápnăm 1791. Trong 17 điều của bản “Tuyên ngôn nhân quyền dân quyền” Bác có dẫnđoạn: “Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do, bìnhđẳng về quyền lợi”. Có thể khẳng định đây là những lẽ phải, những chân lí mà thế giớiđã từng công nhận. Từ những lẽ phải và chân lí này, Bác suy ra một chân lí thứ babuộc mọi người phải thừa nhận: “Suy rộng ra câu ấy nghĩa là: tất cả dân tộc trên thếgiới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng vàquyền tự do”. Cách lập luận của Hồ Chí Minh trong bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tỏ ra khônkhéo, lại vừa tỏ ra kiên quyết. Khôn khéo bởi lẽ người dung lời lẽ của bản “Tuyênngôn nhân quyền dân quyền” của cách mạng Pháp để so sánh việc làm đồi bại củachúng trên đất nước Việt Nam ngót một thế kỉ qua. Từ đo nhằm mục đích xé toang haichiêu bài lừa bịp của thực dân Pháp trên trường quốc tế. Ở đây Người dùng nghệ thuậtgậy ông đập lại lưng ông nghĩa là Bác dung cây gậy độc lập dân tộc để đánh vào lưngkẻ chuyên mang quân đi xâm lược mà miệng lại luôn nói về quyền tự do, bình đẳng,bá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tuyên Ngôn Độc lập ngữ văn phổ thông văn mẫu lớp 10 tài liệu lớp 10 ôn thi văn lớp 10 bài giảng văn lớp 10Tài liệu có liên quan:
-
Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
11 trang 140 0 0 -
Giá trị lý luận và ý nghĩa thời đại - Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
217 trang 131 0 0 -
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 97 0 0 -
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2: Tuyên ngôn độc lập
15 trang 91 1 0 -
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học
6 trang 61 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ văn 12 (2010-2011)
7 trang 61 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích truyện Tam đại con gà
9 trang 48 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 41 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về lòng yêu thương con người
7 trang 41 0 0 -
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
7 trang 39 0 0 -
Phân tích giá trị lịch sử của bản 'Tuyên ngôn độc lập'
11 trang 37 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
27 trang 36 0 0 -
Hồ Chí Minh về vấn đề Nhà nước và pháp luật: Phần 1
314 trang 36 0 0 -
Cảm nhận về đoạn trích Nổi Thương Mình (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4 trang 35 0 0 -
Tìm hiểu Một thời đại trong thi ca
7 trang 35 0 0 -
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 trang 35 0 0 -
Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
2 trang 34 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 34 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong Ramayana
7 trang 32 0 0 -
Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh
9 trang 32 0 0