Danh mục tài liệu

Tính độc lập của NHNN Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: doc      Dung lượng: 4.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một định chế công cộng, nhưng quan hệ của NHTW với chính phủ không hoàn toàn giống các định chế công cộng khác. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hóa của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính độc lập của NHNN Việt Nam (Nhóm 3, lớp: ca3, chiều thứ 5, C6) Chủ đề: Tính độc lập của NHNN Việt Nam I. Lý luận chung về tính độc lập của NHTW: 1. Tại sao cần có 1 NHTW độc lập: Là một định chế công cộng, nhưng quan hệ của NHTW với chính phủ không hoàn toàn giống các định chế công cộng khác. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hóa của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ. Theo quan điểm của những quốc gia đi theo mô hình NHTW độc lập với chính phủ, trực thuộc quốc hội thì quan hệ giữa NHTW và chính phủ là quan hệ hợp tác được thể hiện trong mô hình sau: Quốc hội NHTW Chính phủ Chính sách tiền tệ, sử Pháp luật, biện pháp hành dụng các công cụ: chính: Tái chiết khấu Ngân sách Hoạt động thị trường mở Khu vực kinh tế công cộng Dự trữ bắt buộc Trợ cấp bảo hiểm Mục tiêu Duy trì mức giá cả ổn định Tạo công ăn việc làm Tăng trưởng kinh tế Mô hình NHTW độc lập với chính phủ Điển hình cho trường phái này là NH dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy sĩ, NHTW Pháp, NH Nhật Bản và gần đây là NHTW châu âu. Theo đó, cần phải có sự phân quyền giữa 2 cơ quan: tạo tiền( NHTW) và tiêu tiền của NN trong nền kinh tế. NHTW nên có quyền quyết định đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị trước mắt mà phần lớn nhằm gây ấn tượng trước thời kỳ bầu cử của chính phủ, NHTW sẽ ko thể theo đuổi được các mục tiêu chính sách dài hạn do đó chính sách tiền tệ sẽ có thể được NN sử dụng để hỗ trợ cho các chính sách kinh tế của mình, không phải bao giờ cũng phân bổ nguồn lực tối ưu. Ví dụ như tốc độ tăng cung tiền, tín dụng chỉ định, lạm phát, thâm hụt ngân sách…Tuy nhiên ko phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành cstt. Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu NN vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW. 2. Mức độ độc lập của NHTW: Việc không có một mô hình lý tưởng là do cấu trúc của NHTW của một nước chịu sự chi phối bởi hàng loạt các nhân tố thuộc nước đó như thể chế kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hoá, mà các nhân tố này ở các nước khác nhau là không thể giống nhau. Vì vậy, điều quan trọng là các nước phải thiết lập một mô hình sao cho phù hợp nhất với giai đoạn trước mắt cũng như tương lai có thể dự kiến được. Căn cứ vào mục tiêu CSTT của NHTW, có thể chia mức độ độc lập của NHTW theo các yếu tố : Một là, Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu: NHTW có trách nhiệm quyết định cstt và chế độ tỷ giá nếu như nó không được thả nổi. Độc lập về mục tiêu là trao cho Ngân hàng trung ương thẩm quyền được quyết định lựa chọn cho mình mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số vài mục tiêu đã được luật định. Mức độ độc lập này là cao nhất mà một NHTW có thể có được. Ví dụ điển hình cho kiểu độc lập này là Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ - Fed mà mục tiêu chủ yếu được nó lựa chọn trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là toàn dụng nhân công và ổn định giá cả. Mô hình này là hình thức tự chủ cao nhất nhưng cũng khó áp dụng nhất. Một NHTW muốn đạt được mức độ độc lập này phải có một mức độ tín nhiệm rất cao đối vơi công chúng và các nhà chính trị để có thể chuyển đổi mục tiêu thành công, đặc biệt khi đang trong giai đoạn phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngoài ra, mô hình này đòi hỏi NHTW phải có được khả năng thống kê kinh tế - tài chính đặc biệt chính xác để trên cơ sở đó có thể đưa ra được những dự báo kinh tế tốt. Để áp dụng mô hình này cũng đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các biến số kinh tế khác nhau, về tổng sản phẩm quốc nội và về những mối liên kết giữa cung tiền, lãi suất và nền kinh tế. Điều này là cần thiết để có thể quyết định tỷ lệ tăng trưởng cung ứng tiền tệ phù hợp nhằm duy trì sự ổn định giá cả. Do chính sách tiền tệ có tác động tới nền kinh tế sau một độ trễ nhất định (lên tới 18 tháng và có thể dài hơn để có thể đạt được hiệu ứng đầy đủ) nên những dự báo kinh tế tốt là yếu tốt quan trọng đảm bảo cho một NHTW hoàn thành được mục tiêu hoạt động chủ yếu của mình. Hai là, Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động: Ở mô hình này Ngân hàng trung ương được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu Độc lập về mục tiêu. Độc lập trong việc xây dựng ch ...