Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tĩnh học, động lực học, trên cơ sở đó học sinh có khả năng phân tích tính toán các chi tiết máy đơn giản khi chịu các hình thức tác dụng của lực
-Bồi dưỡng cho học sinh có khả năng tư duy, phương pháp nghiên cứu các bài toán cơ học một cách có hệ thống
-Học sinh cần nhớ được các khái niệm, các định lý, định luật cơ bản về tĩnh học, động học, sức bền vật liệu, nguyên lý máy, chi tiết máy. Biết vận dụng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tĩnh học và động học
Tĩnh học và động học
1
BÀI MỞ ĐẦU
1.Vị trí và tính chất của môn học
-Vị trí : Cơ kỹ thuật là một môn khoa học cơ sở, kiến thức của môn học
phục vụ cho các môn chuyên môn và giúp cho học sinh vận dụng phương
pháp nghiên cứu vào thực tiễn. Môn học có vị trí như sau:
HỌC TẬP
KHC KHCS KTCM
B Vẽ KT Cơ sở
Dung sai chuyên
Toán Thực tế
Điện KT ngành
Lý ............ Công sản xuất
Hoá VLCK nghệ nghề
Sinh Cơ KT
......
-Tính chất môn học: Môn học có tính chất phân tích, lý luận, tổng quát
dựa vào các bài toán được đặt ra từ thực tế.
2.Mục tiêu của môn học
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tĩnh học, động lực
học, trên cơ sở đó học sinh có khả năng phân tích tính toán các chi tiết máy
đơn giản khi chịu các hình thức tác dụng của lực
-Bồi dưỡng cho học sinh có khả năng tư duy, phương pháp nghiên cứu
các bài toán cơ học một cách có hệ thống
-Học sinh cần nhớ được các khái niệm, các định lý, định luật cơ bản về
tĩnh học, động học, sức bền vật liệu, nguyên lý máy, chi tiết máy. Biết vận
dụng, phân tích, tổng hợp và giải được các bài toàn cơ học từ thực tế đặt ra.
3.Chương trình môn học : 70 Tiết gồm :
Chương 1: Tĩmh học 22 tiết
Chương 2: Động học 8 tiết
Chương 3: Sức bền vật liệu 18 tiết
Chương 4: Nguyên lý máy 12 tiết
Chương 5:Chi tiết máy 10 tiết
4.Các môn học liên quan: Toán, vật lý
2
Chương 1: TĨNH HỌC
Bài 1: Các khái niệm cơ bản về tĩnh học
1.Vật rắn tuyệt đối
-Khái niệm: Vật rắn tuyệt đối là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất
kỳ thuộc vật luôn không đổi, tức là trong suốt quá trình chịu lực tác dụng vật
vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu.
Trong thực tế không có vật rắn tuyệt đối mà khi chịu lực tác dụng nó
đều bị biến dạng nhưng vì biến dạng nhỏ nên ta bỏ qua để đơn giản cho việc
tính toán và coi nó là vật rắn tuyệt đối.
2. Lực
-Định nghĩa: Lực là một đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng tương
hỗ giữa các vật mà kết quả là làm thay đổi trạng thái động học của vật.
-Phân loại lực:
+ Lực trực tiếp sinh ra khi các vật tiếp xúc trực tiếp với nhau
+ Lực gián tiếp sinh ra không cần có sự tiếp xúc trực tiếp
Ví dụ: Lực từ trường, lực vạn vật hấp dẫn....
3.Các yếu tố của lực:
Lực là một đại lượng véc tơ được xác định bởi ba yếu tố: điểm đặt, phương
chiều và trị số
-Điểm đặt: là phần tử vật chất của vật chịu tác dụng tương hỗ truyền
đến vật ấy.
-Phương chiều: Biểu thị khuynh hướng chuyển động mà lực gây ra cho
vật
-Trị số: thể hiện trị số của lực lớn hay nhỏ
+Đơn vị đo: N; và các bội số là: KN; MN
1MN = 103 KN = 106N ; 1N = 10-3KN = 10-6MN
+ Cách biểu diễn lực : Lực được biểu diễn dưới dạng một véc tơ là
một đoạn thẳng có hướng, có gốc và có ngọn.
*Gốc của véc tơ đặt vào chỗ đặt lực
*Ngọn của véc tơ được ký hiệu bằng mũi tên
*Chiều dài của véc tơ được biểu diễn theo một tỷ lệ xích nhất
định nào đó được gọi là trị số của lực (trong một bản vẽ tỷ lệ xích phải
giống nhau)
+ Tên của lực được ký hiệu bằng chữ in hoa có thể kèm théo các con
số nhỏ phía dưới, phía trên có mũi tên.
3
Ví dụ: Q, P1 ...
4.Hệ lực
- Khái niệm: Hệ lực là một tập hợp của nhiều lực cùng tác dụng lên một
vật rắn. Thông thường các lực cùng trong một hệ có cùng một tên gọi và
được đặt trong dấu ngoặc đơn.
(F1, F2:.....Fn)
Ví dụ :
- Hệ lực cân bằng : Là hệ lực khi tác dụng lên vật mà không làm thay
đổi trạng thái động học của vật
(F1, F2:.....Fn) 0
Ký hiệu:
-Hệ lực tương đương: Hai hệ lực được coi là tương đương khi chúng có
cùng tác dụng cơ học
Ký hiệu: (F1, F2:.....Fn) (P1, P2:.....Pn)
Hợp lực: Là một lực tương đương với tác dụng của một hệ
Ký hiệu: R (F1, F2:.....Fn)
-Hai lực trực đối: là hai lực có cùng trị số, cùng đường tác dụng nhưng
ngược chiều nhau.
-Vật cân bằng : Vật ở trạng thái cân bằng nếu nó đứng yên hoặc
chuyển động tịnh tiến thẳng đều với hệ toạ độ được chọn làm chuẩn, tức là
vật chịu tác dụng bởi hệ lực cân bằng
Câu hỏi ôn tập:
1.Khi nào vật được coi là vật rắn tuyệt đối? vì sao? Điều kiện để hai lực tác
dụng lên vật rắn được coi là cân bằng?
2.Lực là gì? các đại lượng đặc trưng của lực và cách biểu diễn chúng như thế
nào?
3.Hai lực trực đối là gì?
4.Lựa chọn và đánh dấu vào ý đúng nhất:
Hệ lực cân bằng là :
a, (F1, F2:.....Fn)
b, (F1, F2:.....Fn) (P1, P2:.....Pn)
c, R (P1, P2:.....Pn)
d, (P1, P2:.....Pn)
...
Tĩnh học và động học
Số trang: 46
Loại file: doc
Dung lượng: 1.58 MB
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tĩnh học và động học tìm hiểu động lực học nghiên cứu động lực học bài giảng động lực học giáo trình động lực học nghiên cứu tĩnh họcTài liệu có liên quan:
-
237 trang 134 0 0
-
Thủy khí kỹ thuật ứng dụng
109 trang 113 0 0 -
96 trang 110 0 0
-
135 trang 104 0 0
-
312 trang 103 0 0
-
162 trang 99 0 0
-
186 trang 99 0 0
-
104 trang 96 0 0
-
275 trang 93 0 0
-
giáo trình động lực học máy trục phần 9
18 trang 52 0 0