Danh mục tài liệu

Tình huống tương tự, tình huống hướng dẫn - 'án lệ mang màu sắc Trung Quốc' và góc nhìn so sánh với Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 553.29 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung bối cảnh ra đời, nội hàm, đặc trưng và cách thức vận hành của Hệ thống phán quyết tương tự cho tình huống tương tự (The System Of “Similar Judgments For Similar Cases”) tại Trung Quốc. Trong đó, Tình huống tương tự (similar cases) hay Tình huống hướng dẫn (Guiding Cases) được xem như án lệ hiện đại, “án lệ mang màu sắc Trung Quốc”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình huống tương tự, tình huống hướng dẫn - “án lệ mang màu sắc Trung Quốc” và góc nhìn so sánh với Việt Nam TÌNH HUỐNG TƯƠNG TỰ, TÌNH HUỐNG HƯỚNG DẪN - “ÁN LỆ MANG MÀU SẮC TRUNG QUỐC” VÀ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI VIỆT NAM Lưu Minh Sang454 Nguyễn Ngọc Phương Hồng455Tóm tắt Bài viết tập trung bối cảnh ra đời, nội hàm, đặc trưng và cách thức vận hành củaHệ thống phán quyết tương tự cho tình huống tương tự (The System Of “SimilarJudgments For Similar Cases”) tại Trung Quốc. Trong đó, Tình huống tương tự (similarcases) hay Tình huống hướng dẫn (Guiding Cases) được xem như án lệ hiện đại, “án lệmang màu sắc Trung Quốc”. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những so sánh về sự tươngđồng và khác biệt giữa án lệ tại Việt Nam và án lệ mang màu sắc Trung Quốc kèm theonhững gợi mở cho quá trình phát triển hệ thống án lệ nói riêng và quá trình cải cách tưpháp nói chung ở Việt Nam.Từ khóa: Án lệ, Tình huống tương tự, Trung Quốc, màu sắc Trung Quốc.1. Đặt vấn đề Quá trình toàn cầu hóa đã khiến cho những hệ thống pháp luật của các khu vực,các quốc gia khác nhau trở nên hài hòa hơn. Minh chứng điển hình là sự tiếp thu có chọnlọc tư tưởng về án lệ của các quốc gia theo trường phái luật thực định. Nếu các quốc giatheo truyền thống Thông Luật (common law) xem án lệ là một nguồn luật chủ yếu thì cácquốc gia theo truyền thống Dân Luật (civil law) có những mức độ thừa nhận khác nhauvề giá trị án lệ trong hệ thống pháp luật của mình. Có lẽ vì vậy mà án lệ cũng chính làchủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của giới học giả, nghiên cứu luật học. Tuy vậy, phầnlớn các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích án lệ tại các quốc gia Thông Luật haynhững quốc gia Dân Luật điển hình như Pháp, Đức, Nhật,… Trong khi đó, một trong những hiện tượng đáng chú ý đó là cách tiếp cận của cácquốc gia với hệ thống pháp luật Xã hội Chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam hay Làolại chưa thật sự được chú ý. Chắc có lẽ bởi vì các chủ thuyết pháp lý nền tảng và truyềnthống của hệ thống pháp luật các quốc gia này không tồn tại không gian cho việc thừanhận án lệ. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với đặc trưng là được xây dựng dựa trênnền tảng của học thuyết kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và chịu ảnh hưởngcủa pháp luật Xô Viết. Cách tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập trung dânchủ, định hướng theo đuổi nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên tính độc lập giữa cácnhánh quyền lực của nhà nước có những nét đặc thù riêng. Vì vậy, việc tiếp cận và tiếpthu án lệ được diễn ra khá thận trọng và mang những đặc thù riêng biệt so với với nhiềuquốc gia theo truyền thống pháp luật thực định khác.454 Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM455 Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM 273 Điển hình như Lào đã trao quyền cho Tòa án Nhân dân tối cao để xây dựng các ánlệ. Luật Tòa án nhân dân nước này đã quy định rằng quyết định trong các bản án của tòaán tối cao về bất kỳ vấn đề nào trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mai,gia đình mà pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ ràng sẽ là án lệ mà tất cảcác tòa án cấp dưới phải tuân theo khi xét xử cho đến khi có quy định pháp luật rõràng456. Tại Việt Nam, Án lệ cũng đã được chính thức gọi tên và thừa nhận là một nguồncủa pháp luật kể từ năm 2015 kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Tòa án tối cao banhành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối caongày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ được ban hành. Trongkhi đó, Trung Quốc cũng có động thái tiếp nhận những giá trị của án lệ đối với hoạt độngtư pháp và sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nhưng theo một cách riêng, mang đậmmàu sắc Trung Quốc. Bằng việc ban hành những Tình huống hướng dẫn (Guiding Cases)bởi Tòa án Nhân dân Tối cao và gần đây là Tình huống tương tự (Similar Cases), TrungQuốc đã và đang trong tiến trình xây dựng một loại án lệ mới – “án lệ mang màu sắcTrung Quốc”457. Nhận thấy tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều học giả quan tâm đến việc nghiêncứu bối cảnh, quá trình, cách thức tiếp nhận án lệ của các quốc gia Xã hội Chủ nghĩa nênchúng tôi đã chọn chủ đề nay để nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi tậptrung phân tích những diễn tiến thú vị của quá trình xây dựng hệ thống “án lệ” của TrungQuốc. Trong đó nhấn mạnh vào việc phân tích cách thức sử dụng các Tình huống hướngdẫn, Tình huống tương tự (gọi chung là “Tình huống tương tự”) thông qua hệ thống“phán quyết tương tự cho tình huống tương tự” trong việc xét xử của các thẩm phán tạiTrung Quốc.2. Bối cảnh ra đời của hệ thống “phán quyết tương tự cho tình huống tương tự” vàkhái niệm về Tình huống hướng dẫn, Tình huống tương tự2.1. Bối cảnh ra đời Trước khi là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: