
Tính lịch sử riêng của nghệ thuật
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 170.08 KB
Lượt xem: 35
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tôi xin phép góp thêm một ý kiến, về sự khác nhau, mà tôi cho là quan trọng, giữa lịch sử và lịch sử nghệ thuật...
Để hiểu kỹ lưỡng hơn về văn hóa văn nghệ, ở tầm xa, hội thảo chúng ta có nói nhiều đến lịch sử.
Tôi xin phép góp thêm một ý kiến, về sự khác nhau, mà tôi cho là quan trọng, giữa lịch sử và lịch sử nghệ thuật.
1. Đó là: lịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì phán xét những gì còn lại. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính lịch sử riêng của nghệ thuật Tính lịch sử riêng của nghệ thuật (*) Thái Bá Vân [...]Tôi xin phép góp thêm một ý kiến, về sự khác nhau, mà tôi cho là quan trọng, giữa lịch sử và lịch sử nghệ thuật... Để hiểu kỹ lưỡng hơn về văn hóa văn nghệ, ở tầm xa, hội thảo chúng ta có nói nhiều đến lịch sử. Tôi xin phép góp thêm một ý kiến, về sự khác nhau, mà tôi cho là quan trọng, giữa lịch sử và lịch sử nghệ thuật. 1. Đó là: lịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì phán xét những gì còn lại. Khi các nhà lịch sử nói về chế độ nô lệ hay phong kiến, là nói đến một cái gì đã vĩnh viễn qua đời, không bao giờ quay trở lại. Nó là một xác chết của nhân lọai. Nhưng khi các nhà lịch sử nghệ thuật nói đến trống đồng Đông Sơn hay tượng Hy Lạp, nghệ thuật Phật giáo ở nước Đại Việt hay nghệ thuật vương triều Lu-I XV, là bàn đến một cái gì đang còn, đang sống, đang thở cùng chúng ta và hy vọng còn lưu truyền tận nhiều đời cho con cháu. Đối tượng phán xét là một xác chết hay đối tượng phán xét là một đời sống, cần được tiến hành trên những tương quan nhân bản và nghề nghiệp hòan tòan khác nhau, là bởi nó nhằm những yêu cầu và mục đích người khác nhau: Thái độ của những bác sĩ mổ xác chết để truy tìm căn bệnh không phải là thái độ của người thầy thuốc mổ một mạng người để cứu chữa và kéo dài sự sống. Đời sống tinh thần đẹp đẽ của một nền nghệ thuật, một tác phẩm nghệ thuật, nghĩa là một tâm hồn nghệ sĩ, bao giờ cũng là cái bù đắp mà nền văn minh nào cũng cầu mong được cộng thêm vào, được nhân thêm lên nhiều lần cho sức khỏe của chính mình. Trái lại, những vướng mắc và bệnh tật của những quan hệ lịch sử đã tàn, dù là kinh tế hay chính trị, sản xuất hay đạo dức, là cái mà bất kỳ thời đại nào cũng a công xua đuổi. 2. Nếu lịch sử xã hội, ịch sử các nền văn minh và khoa học có sự tiến hóa tuần tự từ thấp lên cao, về hình thức cũng như nội dung, như một mũi tên bay về phía trước, không trở lại, thì lịch sử nghệ thuật, bằng những biến đổi của cách biểu đạt và xây dựng hình tượng của mình, như một ngôn ngữ của cái đẹp, lại không như vậy. Người ta không thể nói điêu khắc Hy Lạp là kém hay thấp hơn điêu khắc thời cổ 9oiển, mặc dù nó cách xa nhau trên 20 thế kỷ văn minh. Cũng không thể nói hội họa nhà Tống là lạc hậu hơn hội họa hiện đại phương Tây bởi nó thua bao nhiêu tầng lớp khoa học. thơ ông Nguyễn Du là cái không phải để so sánh với thơ Maiakôpxki. Bảo rằng văn minh càng cao, thì nghệ thuật càng tài, càng đẹp, là điều nhầm. Lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những cách nhìn thế giới. và ý nghĩa cũng như giá trị của một tác phẩm nghệ thuật là ở sự thấu đáo của cái nhìn đó, linh diệu ngay trên luống cày thẩm mỹ của mình. Trong khi đi cùng các nền văn minh tiệm tiến, nghệ thuật có sự vận động riêng của chính mình, xoay vần bằng chính cái trục bản ngã của mình, luôn tìm thế đối xứng, soi gương trước hiện tại. Chính ở đó nghệ thuật giữ kín trong mình cái bí mật thâm sâu của sáng tạo, bảo tồn cái nguyên bản ý nghĩa người, bình đẳng trước mọi hiện thực và thời gian. Picasso có nói: Tôi không tiến lên đâu cả, tôi là hiện tại. Nhưng ta cần nhắc lại cái hình ảnh những vòng lò xo nối tiếp lên cao của Mác. Đúng là tranh trừu tượng Âu Mỹ có cái gì tương tự như thư pháp Á Đông, chủ nghĩa Lập thể có gì tương tự như tượng châu Phi đen, nhưng không bao giờ trùng lặp ngay chính cái đó cả. Nghệ thuật như kẻ tu thiền đắc đạo, qua một khỏang cách vô tận của thời gian và không gian, một vòng chiêm nghiệm khác xa lắc trong tâm linh. Con mèo vẫn hao hao như con hổ, nhưng con mèo chưa bao giờ là con hổ. Chỗ rất gần nhau trong một bút pháp và hình thái nghệ thuật chính là chổ rất khác, và xa nhau trong ứng xử cuộc đời. Sự tiến bộ của nghệ thuật cần được tìm trong mục đích người của nó. 3. Buộc phải hiểu là một chuổi liên tục trong thời gian để xã hội cũng như nghệ thuật có được lịch sử của nó. Nhưng cái chuỗi liên tục của nghệ thuật Việt Nam lại chỉ có thể nhận định được qua những đứt đọan và vắng thiếu. Đó là đặc điểm và đó là khó khăn của riêng ta. Trước hết, là sự đứt đọan tác phẩm. (Có 10 thế kỷ liền chưa tìm ra một tác phẩm đáng tin cậy). sau đó, là sự vắng thiếu tên người (từ nghệ thuật Đông Sơn đến nghệ thuật nhà Nguyễn chỉ thấy có 4 tên người làm gốm thời Mạc và một tên người làm tượng thời Lê, cộng một vài kiến trúc sư) Tôi có suy tính rằng đặc điểm đó không nhất thiết đẩy các nhà nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam vào cái thế cô lập, phải đi tìm một con đường độc đạo nào đó, vừa tự mãn vừa bất lưc, mà đúng ra là hút họ vào vòng lịch sử nghệ thuật đã thuần thục của nhân lọai, học hỏi và tin cậy vào những đúc kết già dặn kinh nghiệm của nó. Bởi vậy, tôi cho rằng một nguyên nhân quan trọng làm chậm và lỏng lẻo khoa nghiên cứu là một thời gian dài đã tự tách mình ra khỏi cái mạch lạc chung của thế giới, có ảo tưởng về một thắng lợi khoa học ngang tắt và dễ dàng. Nếu khái niệm dân gian một thời có mở cho chúng ta lối suy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính lịch sử riêng của nghệ thuật Tính lịch sử riêng của nghệ thuật (*) Thái Bá Vân [...]Tôi xin phép góp thêm một ý kiến, về sự khác nhau, mà tôi cho là quan trọng, giữa lịch sử và lịch sử nghệ thuật... Để hiểu kỹ lưỡng hơn về văn hóa văn nghệ, ở tầm xa, hội thảo chúng ta có nói nhiều đến lịch sử. Tôi xin phép góp thêm một ý kiến, về sự khác nhau, mà tôi cho là quan trọng, giữa lịch sử và lịch sử nghệ thuật. 1. Đó là: lịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì phán xét những gì còn lại. Khi các nhà lịch sử nói về chế độ nô lệ hay phong kiến, là nói đến một cái gì đã vĩnh viễn qua đời, không bao giờ quay trở lại. Nó là một xác chết của nhân lọai. Nhưng khi các nhà lịch sử nghệ thuật nói đến trống đồng Đông Sơn hay tượng Hy Lạp, nghệ thuật Phật giáo ở nước Đại Việt hay nghệ thuật vương triều Lu-I XV, là bàn đến một cái gì đang còn, đang sống, đang thở cùng chúng ta và hy vọng còn lưu truyền tận nhiều đời cho con cháu. Đối tượng phán xét là một xác chết hay đối tượng phán xét là một đời sống, cần được tiến hành trên những tương quan nhân bản và nghề nghiệp hòan tòan khác nhau, là bởi nó nhằm những yêu cầu và mục đích người khác nhau: Thái độ của những bác sĩ mổ xác chết để truy tìm căn bệnh không phải là thái độ của người thầy thuốc mổ một mạng người để cứu chữa và kéo dài sự sống. Đời sống tinh thần đẹp đẽ của một nền nghệ thuật, một tác phẩm nghệ thuật, nghĩa là một tâm hồn nghệ sĩ, bao giờ cũng là cái bù đắp mà nền văn minh nào cũng cầu mong được cộng thêm vào, được nhân thêm lên nhiều lần cho sức khỏe của chính mình. Trái lại, những vướng mắc và bệnh tật của những quan hệ lịch sử đã tàn, dù là kinh tế hay chính trị, sản xuất hay đạo dức, là cái mà bất kỳ thời đại nào cũng a công xua đuổi. 2. Nếu lịch sử xã hội, ịch sử các nền văn minh và khoa học có sự tiến hóa tuần tự từ thấp lên cao, về hình thức cũng như nội dung, như một mũi tên bay về phía trước, không trở lại, thì lịch sử nghệ thuật, bằng những biến đổi của cách biểu đạt và xây dựng hình tượng của mình, như một ngôn ngữ của cái đẹp, lại không như vậy. Người ta không thể nói điêu khắc Hy Lạp là kém hay thấp hơn điêu khắc thời cổ 9oiển, mặc dù nó cách xa nhau trên 20 thế kỷ văn minh. Cũng không thể nói hội họa nhà Tống là lạc hậu hơn hội họa hiện đại phương Tây bởi nó thua bao nhiêu tầng lớp khoa học. thơ ông Nguyễn Du là cái không phải để so sánh với thơ Maiakôpxki. Bảo rằng văn minh càng cao, thì nghệ thuật càng tài, càng đẹp, là điều nhầm. Lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những cách nhìn thế giới. và ý nghĩa cũng như giá trị của một tác phẩm nghệ thuật là ở sự thấu đáo của cái nhìn đó, linh diệu ngay trên luống cày thẩm mỹ của mình. Trong khi đi cùng các nền văn minh tiệm tiến, nghệ thuật có sự vận động riêng của chính mình, xoay vần bằng chính cái trục bản ngã của mình, luôn tìm thế đối xứng, soi gương trước hiện tại. Chính ở đó nghệ thuật giữ kín trong mình cái bí mật thâm sâu của sáng tạo, bảo tồn cái nguyên bản ý nghĩa người, bình đẳng trước mọi hiện thực và thời gian. Picasso có nói: Tôi không tiến lên đâu cả, tôi là hiện tại. Nhưng ta cần nhắc lại cái hình ảnh những vòng lò xo nối tiếp lên cao của Mác. Đúng là tranh trừu tượng Âu Mỹ có cái gì tương tự như thư pháp Á Đông, chủ nghĩa Lập thể có gì tương tự như tượng châu Phi đen, nhưng không bao giờ trùng lặp ngay chính cái đó cả. Nghệ thuật như kẻ tu thiền đắc đạo, qua một khỏang cách vô tận của thời gian và không gian, một vòng chiêm nghiệm khác xa lắc trong tâm linh. Con mèo vẫn hao hao như con hổ, nhưng con mèo chưa bao giờ là con hổ. Chỗ rất gần nhau trong một bút pháp và hình thái nghệ thuật chính là chổ rất khác, và xa nhau trong ứng xử cuộc đời. Sự tiến bộ của nghệ thuật cần được tìm trong mục đích người của nó. 3. Buộc phải hiểu là một chuổi liên tục trong thời gian để xã hội cũng như nghệ thuật có được lịch sử của nó. Nhưng cái chuỗi liên tục của nghệ thuật Việt Nam lại chỉ có thể nhận định được qua những đứt đọan và vắng thiếu. Đó là đặc điểm và đó là khó khăn của riêng ta. Trước hết, là sự đứt đọan tác phẩm. (Có 10 thế kỷ liền chưa tìm ra một tác phẩm đáng tin cậy). sau đó, là sự vắng thiếu tên người (từ nghệ thuật Đông Sơn đến nghệ thuật nhà Nguyễn chỉ thấy có 4 tên người làm gốm thời Mạc và một tên người làm tượng thời Lê, cộng một vài kiến trúc sư) Tôi có suy tính rằng đặc điểm đó không nhất thiết đẩy các nhà nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam vào cái thế cô lập, phải đi tìm một con đường độc đạo nào đó, vừa tự mãn vừa bất lưc, mà đúng ra là hút họ vào vòng lịch sử nghệ thuật đã thuần thục của nhân lọai, học hỏi và tin cậy vào những đúc kết già dặn kinh nghiệm của nó. Bởi vậy, tôi cho rằng một nguyên nhân quan trọng làm chậm và lỏng lẻo khoa nghiên cứu là một thời gian dài đã tự tách mình ra khỏi cái mạch lạc chung của thế giới, có ảo tưởng về một thắng lợi khoa học ngang tắt và dễ dàng. Nếu khái niệm dân gian một thời có mở cho chúng ta lối suy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử nghệ thuật phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 171 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 61 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
5 trang 44 0 0
-
Giáo trình Lịch sử nghệ thuật (Tập 1): Phần 2
161 trang 43 0 0 -
4 trang 43 0 0