Danh mục

TÍNH PHỒN THỰC TRONG TÁC PHẨM MỸ THUẬT-DẤU ẤN CỦA MỘT BÌNH DIỆN VĂN HÓA VIỆT NAM

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói hầu như ở đâu ta cũng thấy vết tích của tín ngưỡng phồn thực như ở những hình chạm khắc trong các hang động, tượng nam, nữ với sự nhấn mạnh bộ phận sinh dục và hành vi giao hoan, những biểu tượng vật thể hay tự nhiên như chày cối, dùi gỗ, cọc, cột giếng nước, ống bầu đựng nước, hình chóp của núi, hang đá, nước suối từ khe đá... Ngay cả “Chiêng hình bầu có núm nhỏ ở giữa là sự mô phỏng bộ ngực phụ nữ mạnh khỏe, chắc, sung mãn cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÍNH PHỒN THỰC TRONG TÁC PHẨM MỸ THUẬT-DẤU ẤN CỦA MỘT BÌNH DIỆN VĂN HÓA VIỆT NAMTÍNH PHỒN THỰC TRONG TÁC PHẨM MỸTHUẬT-DẤU ẤN CỦA MỘT BÌNH DIỆN VĂN HÓA VIỆT NAM Trai gái nô đùa, đình Hưng Lộc, Nam HàCó thể nói hầu như ở đâu ta cũng thấy vết tích của tín ngưỡng phồnthực như ở những hình chạm khắc trong các hang động, tượng nam, nữvới sự nhấn mạnh bộ phận sinh dục và hành vi giao hoan, những biểutượng vật thể hay tự nhiên như chày cối, dùi gỗ, cọc, cột giếng nước,ống bầu đựng nước, hình chóp của núi, hang đá, nước suối từ khe đá...Ngay cả “Chiêng hình bầu có núm nhỏ ở giữa là sự mô phỏng bộ ngựcphụ nữ mạnh khỏe, chắc, sung mãn cho nên nó cũng trở thành biểutượng của người phụ nữ, nói chung” [6.328].Tín ngưỡng phồn thực, một biểu hiện của khát vọng về cuộc sống conngười và thiên nhiên nẩy nở, sinh sôi, viên mãn, trường tồn đã làm chođời sống văn hóa nói chung và nghệ thuật tạo hình của nhân loại nóiriêng ngay từ buổi hồng hoang đã chứa đựng những chất sống sungmãn và đạt được sức mạnh biểu hiện sâu sắc. Phồn thực luôn được hiểutheo nghĩa rộng không chỉ là giao hòa đực cái, sự sinh sôi nòi giốnghay biểu đạt tính tượng trưng của giao hòa nam nữ mà còn là sự mongmuốn, khát khao cuộc sống no đủ, đông đúc, cuộc sống được sinh sôi,nẩy nở, mùa màng tươi tốt, cây cỏ xanh tươi, hoa quả nặng trĩu cành.Đối với cư dân văn minh lúa nước Đông Nam á, tín ngưỡng phồn thựclà mạch sống bền bỉ thấm sâu trong cuộc sống. Trong đó có nước ta nơitín ngưỡng phồn thực trở thành những phẩm chất, thuộc tính văn hóasâu đậm và cũng là những dấu ấn đặc sắc của nghệ thuật tạo hình dântộc trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam. Đó lànhững tác phẩm mỹ thuật thẩm thấu sâu sắc cội nguồn lịch sử dân tộcvà những giá trị tinh thần nhân văn lớn lao, khát vọng tâm linh sinh tồnthuần khiết của người xưa.1. Khái niệm phồn thựcTheo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh: “Phồn: cỏ tốt, nhiều - Thực:đầy đủ - phồn thực : nẩy nở ra nhiều “, “Sinh thực khí: Sinh: đẻ ra -Sinh thực khí : cơ quan của động, thực vật dùng để sinh thực”[1].[119],[129], [458], [194], [197]. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tácgiả Trần Ngọc Thêm giải nghĩa: Việc thờ cúng cơ quan sinh dục namnữ được gọi là sinh thực khí (sinh: đẻ, thực: nẩy nở, khí: công cụ). Đâylà hình thái đơn giản của tính ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nềnvăn hóa nông nghiệp trên thế giới “ [6.263]. Cũng trong tài liệu trên,tác giả chú giải một số thuật ngữ chỉ về sinh thực khí trong đời sốngdân gian như tục thờ cúng Nõ Nường. Từ này được giải nghĩa là : Nõ:cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam. Nường: nang, mo nang,tượng trưng cho sinh thực khí nữ”.[6.264]. Ngày nay trong đời sốngdân gian của nhân dân nhiều vùng ở Bắc bộ, quan niệm phồn thực về tựnhiên vẫn còn lưu giữ qua nhiều hiện tượng văn hóa, như ta vẫn thấyngười dân buộc mo cau vào thân cây để mong sai quả, vẫn còn treohình tượng nõ nường lên giàn bầu để mong quả đậu nhiều, to trái. Mộtsố nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nêu thêm tiếng địa phương NamTrung Bộ về chữ Hòn như một ngôn ngữ liên tưởng gốc về việc chỉsinh thực khí nam và chữ Vẹm biểu thị sinh thực khí nữ. Người dânbiển miền Trung gọi các đảo nhỏ là Hòn Khoai, Hòn Mũi, Hòn Né...Còn vẹm là tên chỉ một loài nhuyễn thể họ ốc sống ở nước mặn và điềulý thú của hình ảnh liên tưởng sinh thực khí này là vẹm được cào đánhbắt chủ yếu là ở các bãi cát quanh các Hòn. Ngoài ra trong đời sống tacòn thấy khá nhiều từ chỉ sinh thực khí nam nữ được dùng rộng rãitrong lời nói, ca dao, trong những câu thơ bóng bẩy của Hồ XuânHương mà dưới cách nhìn của hàn lâm, các nhà nghiên cứu cho rằng đólà các từ thanh tục.2. Các hiện tượng, biểu hiện phồn thực trong đời sống văn hóa ViệtNamTín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng ở khắp mọi vùng miền ở ViệtNam, tín ngưỡng phồn thực là những biểu hiện tự nhiên, bình dị, sâulắng trong tâm thức của các dân tộc. Bình diện của tín ngưỡng phồnthực cũng rất rộng mà trước hết là sự cầu mong cuộc sống đủ đầy vàđối với cư dân lúa nước thì ngũ cốc (đạo: nếp hương, lương: gạo, thúc:đậu, mạch: lúa mì, tắc:kê) là lương thực chủ đạo. Có thể nói hầu như ởđâu ta cũng thấy vết tích của tín ngưỡng phồn thực như ở những hìnhchạm khắc trong các hang động, tượng nam, nữ với sự nhấn mạnh bộphận sinh dục và hành vi giao hoan, những biểu tượng vật thể hay tựnhiên như chày cối, dùi gỗ, cọc, cột giếng nước, ống bầu đựng nước,hình chóp của núi, hang đá, nước suối từ khe đá... Ngay cả “Chiênghình bầu có núm nhỏ ở giữa là sự mô phỏng bộ ngực phụ nữ mạnhkhỏe, chắc, sung mãn cho nên nó cũng trở thành biểu tượng của ngườiphụ nữ, nói chung” [6.328]. Như vậy một phần tư duy phồn thực là sựthiêng liêng hóa sinh thực khí với ước vọng phồn sinh mạnh mẽ, bạoliệt. Tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện tập trung nhất ở tục thờ sinhthực khí, với những biểu tượng sống động, đầy tính gợi tưởng tính dục.Mỗi biểu tượng phồn thực đều hàm chứa nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: