Danh mục tài liệu

Tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thành tựu và triển vọng

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.83 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết "Tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thành tựu và triển vọng", nhóm tác giả tập trung làm rõ cơ sở xác định tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những thành tựu đạt được và triển vọng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những biến động hết sức phức tạp, khó dự báo hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thành tựu và triển vọngKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” TÍNH TẤT YẾU CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG Chu Minh Quốca, Trương Đình Thảob a Trường Đại học Nguyễn Huệ Cục Hậu cần Quân khu 5 b Tác giả liên hệ: Chu Minh Quốc, email: chuminhquoclq2@gmail.com Tóm tắt: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ, các quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải lựa chọn cho mình một con đường, hướng đi đúng, phù hợp với thực tế đất nước, truyền thống của dân tộc, ước vọng tha thiết của nhân dân, đồng thời phải phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội và xu thế chung của thời đại. Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Trong bài viết, nhóm tác giả tập trung làm rõ cơ sở xác định tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những thành tựu đạt được và triển vọng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những biến động hết sức phức tạp, khó dự báo hiện nay. Từ khóa: Chủ nghĩa xã hội; thời kỳ quá độ; cách mạng Việt Nam.1. MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn conđường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại,với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do vậy, ViệtNam đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xuthế chung đó. Mặt khác, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam còn là yêu cầu của lịch sử, là khát vọng của dân tộc đã được lịch sử lựa chọntừ những năm 1930, đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Hơn 80 năm qua, Đảngta vẫn kiên định nhất quán con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trước những biến đổisâu sắc của thời đại, đã biểu hiện bản lĩnh vững vàng của Đảng và niềm tin tuyệtđối của dân tộc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo đúng đắncủa Đảng. Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểunhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là việc 387TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGlàm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành độngcủa mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay.2. NỘI DUNG2.1. Tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam và những thànhtựu đạt được Một là, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan củalịch sử. Với quan điểm duy vật lịch sử, Mác - Ăngghen chỉ ra lịch sử phát triển của xãhội loài người là lịch sử phát triển tự nhiên thông qua sự thay thế (từ thấp đến cao)của các hình thái kinh tế - xã hội, từ cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến cộng sản chủ nghĩa. C.Mác khẳng định:“…Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”(C.Mác và Ph.Ăngghen, 2011, 21). Điều này có nghĩa là xã hội vận động và phát triển của xã hội loài người khôngtuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo những quy luật khách quan vốncó của nó. Đó chính là quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế xã hội, làhệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Màtrước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất; quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay thế đó là do vai trò của lực lượng sản xuất yếutố suy đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người. Theo C.Mác - Ph.Ăngghen, trong ba yếu tố hợp thành một hình thái kinh tế- xã hội, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng thì lực lượngsản xuất là yếu tố động luôn vận động và phát triển không ngừng (do có conngười), sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất tới một trình độ nhấtđịnh sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất sinh ra nó, đến thời kỳ trói buộc nó, thay vào đólà một quan hệ sản xuất mới và một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời. Và cứnhư vậy, theo quy luật, lịch sử xã hội loài người đã vận động và phát triển qua bốnhình thái kinh tế - xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bảnchủ nghĩa, tất yếu lịch sử xã hội loài người sẽ vận động và phát triển lên một hìnhthái kinh tế - xã hội cao hơn, đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 388KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: