Danh mục tài liệu

Tính tất yếu và tầm quan trọng của việc vận dụng phạm trù 'nghĩa vụ' vào giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.08 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục đạo đức có vai trò và vị trí rất lớn trong hoàn thiện nhân cách. Trong đó, “nghĩa vụ” là một phạm trù trung tâm, với tư cách là một phạm trù đạo đức. Điều này có ý nghĩa đặc biệt, nhất là đối với sinh, lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai của đất nước. Bài viết tập trung làm rõ tính tất yếu và sự cần thiết của việc vận dụng phạm trù “nghĩa vụ” trong giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính tất yếu và tầm quan trọng của việc vận dụng phạm trù “nghĩa vụ” vào giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nayVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 280-283TÍNH TẤT YẾU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHẠM TRÙ“NGHĨA VỤ” VÀO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAYTrần Văn Linh - Học viên cao học K26, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgày nhận bài: 25/05/2018; ngày sửa chữa:28/05/2018; ngày duyệt đăng: 29/05/2018.Abstract: Moral education plays a crucial role in develop comprehensively personality of students.In which obligation category is a key category and a moral category. Obligation is self-consciousliving standards in actions of individuals and is the morality of human. Implementation ofobligation is one of the indispensable steps of the process of personality perfection. This is veryimportant, particularly for students who are knowledgeable youth and determining factor the futureof our country. In this paper, author mentions necessity and importance of application of categoryobligation to moral education for students today.Keywords: Necessity, applying moral category, moral education, students, obligation.1. Mở đầuSinh viên (SV) là một lực lượng xã hội có tính chấtđặc thù, là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ tri thứctrong tương lai. Trong công cuộc đổi mới đất nước tahiện nay, SV là lớp đối tượng đặc biệt được quan tâm.Việc chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho SV cũngđược song song tiến hành với việc đào tạo chuyên môn.Để có thể đào tạo ra thế hệ SV vừa có “tài”, vừa có “đức”đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì trước hết cần làm rõmục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục. Như vậy, bướcchuyển biến về nhận thức trong bản thân SV thì cần phảithông qua giáo dục và trước hết là giáo dục đạo đức cùngcác phạm trù của nó, trong đó có phạm trù “nghĩa vụ”.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một vài nét cơ bản về phạm trù “nghĩa vụ”Với tư cách là một bộ phận của tri thức Triết học,những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện từ cách đây hơn2600 năm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hi Lạpcổ đại. Từ “đạo đức” được bắt nguồn từ tiếng Latinh mos (moris) mang hàm ý về lề thói, đạo nghĩa. Khi nóiđến đạo đức là nói đến tập tục, biểu hiện mối quan hệnhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhauhàng ngày. Tuy nhiên, dù ở phương Tây hay phươngĐông, đạo đức đều chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ tưtưởng của mỗi cộng đồng người, mà trung tâm là hệthống các phạm trù đạo đức. Các phạm trù đạo đức mangnội dung thông báo về tính chất của hành vi con người,mặt khác còn thể hiện thái độ của con người đối vớinhững hành vi đó.“Nghĩa vụ” là một trong số những phạm trù cơ bảncủa đạo đức học, cũng là nét đặc trưng cơ bản của đờisống con người. Chỉ ở xã hội loài người mới có ý thức vềnghĩa vụ, còn ở loài vật, mọi hành động đều được thựchiện theo bản năng. Phạm trù “nghĩa vụ” phản ánh mốiquan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể vàgiữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ có một vị trí đặc biệtquan trọng trong đời sống xã hội. Việc thực hiện nghĩavụ tốt hay xấu là “thước đo” đặc thù nói lên tình trạngtiến bộ hay suy thoái của một xã hội nhất định. Vì vậy,phạm trù này luôn thu hút được nhiều nhà tư tưởng củacác thời đại bàn luận, nghiên cứu sâu sắc.Ở thời kì cổ đại, người đầu tiên đưa phạm trù “nghĩavụ” vào Đạo đức học là Đêmôcrit, ông hiểu nghĩa vụ làđộng cơ sâu kín bên trong của con người, là động lựcthúc đẩy con người tự giác hành động. Ông cho rằng, đốitượng nghiên cứu của Đạo đức học là cuộc sống, hànhvi, số phận của mỗi con người riêng biệt. Con người nênsống đúng mực, ôn hòa, không nên vô độ mà gây hại chongười khác. Thời Xuân Thu là thời kì “nở rộ” xuất hiệncác nhà tư tưởng, các tư trào triết học, trong đó KhổngTử là người mở đường vĩ đại cho thời kì này. Đây cũnglà thời đại mà theo Khổng Tử là “lễ nhạc hư hỏng”, cầnphải khôi phục lại “Lễ”. “Lễ” mà Khổng Tử nói đến ởđây là những nghi lễ, những quy phạm đạo đức. Ông lígiải nguyên nhân xã hội loạn lạc là do vua không giữđúng đạo vua, tôi không làm đúng đạo tôi, cha không giữđúng đạo cha, con không làm đúng đạo con. Để tránhviệc thiên hạ “vô đạo” và “thiên hạ đại loạn” cần lập lạikỉ cương. Ông đưa ra học thuyết “Chính danh” để giúpcon người có thể hiểu rõ vị trí và trách nhiệm của mìnhtrong xã hội. Như vậy mới có thể làm cho thiên hạ “hữuđạo”, và tránh được việc “danh và thực oán trách nhau”.Các tôn giáo nói chung coi nghĩa vụ là ý thức tráchnhiệm của con người trước đấng tối cao (Thượng Đế,Chúa hay một lực lượng siêu nhiên nào đó). Nghĩa vụcủa con người là hi sinh mọi quyền lợi và nhu cầu củamình trước các lực lượng siêu nhiên để sau này đượchưởng hạnh phúc ở kiếp sau. Các nhà duy vật Pháp thế280VJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 280-283kỉ XVII-XVIII coi nghĩa vụ đạo đức gắn liền với lợi íchcá nhân, vì cá nhân. Họ không thấy được ý nghĩa xã hộicủa việc thực hiện nghĩa vụ. Tiêu biểu như P. Hônbách(nhà duy ...

Tài liệu có liên quan: