Danh mục tài liệu

Tổ chức xemina về thực hành giải toán tiểu học - một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.90 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường Sư phạm với vai trò dạy nghề cần phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên có đây đủ phẩm chất năng lực, có thể đón đầu và đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, của đất nước. Để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thành công vào sự phát triển của nền Giáo dục Việt Nam, một số môn học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học cần được dạy học bằng báo cáo xêmina. Đây là một hình thức đặc trưng ở bậc Đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức xemina về thực hành giải toán tiểu học - một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học Lâm Thùy Dương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 171 - 173 TỔ CHỨC XEMINA VỀ THỰC HÀNH GIẢI TOÁN TIỂU HỌC MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Lâm Thùy Dương* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trường Sư phạm với vai trò dạy nghề cần phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên có đây đủ phẩm chất năng lực, có thể đón đầu và đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành, của đất nước. Để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thành công vào sự phát triển của nền Giáo dục Việt Nam, một số môn học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học cần được dạy học bằng báo cáo xêmina. Đây là một hình thức đặc trưng ở bậc Đại học. Từ khóa: Xêmina, giải toán tiểu học, toán tiểu học, thực hành giải toán, giáo dục tiểu học ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện nay vấn đề tìm kiếm những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là mối quan tâm của tất cả cán bộ ngành Giáo dục. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, tổ chức hình thức dạy học phù hợp, giúp sinh viên chủ động học tập, phát triển tư duy, kĩ năng nghiệp vụ, làm việc hợp tác là đặc biệt cần thiết. Xêmina là một hình thức dạy học ở bậc Đại học, Đây không phải là một hình thức dạy học mới, nó có mầm mống trong các trường Đại học từ thời cổ đại Hi Lạp và La Mã. Đến đầu thế kỉ XIX, nó được vận dụng vào sinh hoạt chuyên môn ở một số tổ bộ môn trong các trường Đại học. Ngày nay xêmina đã trở thành một hình thức dạy học phổ biến. [1] Từ xêmina của tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Trong tiếng Pháp, theo từ điển Pháp - Việt, từ xêmina (viết là séminaire) có 3 nghĩa: “ séminaire: n1: Trường dòng, trường trủng viện; n2: Nhóm chuyên đề (ở Đại học); n3: Cuộc thảo luận chuyên đề, cuộc hội họp” (xem [7]). Trong tiếng Anh, theo từ điển của đại học Oxford, từ xêmina (viết là seminar) cũng có 3 nghĩa: “seminar: n1: Small discussion class at university (Buổi học thảo luận với quy mô nhỏ tại trường Đại học); n2: Short intensive course of study (Cuộc/ đợt nghiên cứu tập trung một vấn đề trong thời gian ngắn); n3: Conference of specialists (Hội thảo của các nhà chuyên môn)”. [6] * Tel: 0915 459 454. Email: lamthuyduongsptn@gmail.com Trong tiếng Việt, từ xêmina mang nghĩa thứ 3 của từ séminaire trong tiếng Pháp và hai nghĩa đầu trong tiếng Anh, tức là chúng ta hiểu từ xêmina với nghĩa như là một hình thức dạy học (hoặc phương pháp dạy học) ở bậc Đại học. Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức, (xem [2]), xêmina là một trong bảy hình thức dạy học chủ yếu ở bậc Đại học, dưới sự tổ chức, điều khiển trực tiếp của giáo viên, sinh viên sẽ trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định. TỔ CHỨC XÊMINA VỀ THỰC HÀNH GIẢI TOÁN TIỂU HỌC – BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY, HỌCQuá trình tiến hành buổi học theo hình thức xêmina thường được tiến hành theo ba bước sau: Bước 1: Chuẩn bị xêmina Giáo viên cần xác định chủ đề xêmina ngay từ đầu môn học. Giáo viên chuyển giao chủ đề xêmina trong một thời gian nhất định. Giáo viên định hướng trước một số câu hỏi thảo luận. Ngoài ra, giáo viên cần xác định các phương tiện cần thiết, thời gian và địa điểm tiến hành xêmina. Bước 2: Tổ chức xêmina Giáo viên điều khiển buổi báo cáo, giúp sinh viên tháo gỡ vấn đề. Giáo viên khuyến khích mọi sinh viên bộc lộ mọi ý kiến, quan điểm cá nhân của mình về vấn đề nghiên cứu. 171 Lâm Thùy Dương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Bước 3: Kết thúc xêmina Sau khi sinh viên kết thúc vấn đề báo cáo, giáo viên hệ thống lại kiến thức, khẳng định lại ý kiến đã trả lời và bổ sung những chỗ cần thiết. Trong trường hợp nếu có sự bất đồng giữa các sinh viên thì giáo viên phải thực hiện vai trò cố vấn và trọng tài để phân xử. Cả ba bước trên đều đóng một vai trò quan trọng trong buổi tổ chức xêmina, thiếu một trong ba bước thì buổi xêmina không thể đạt được như mong muốn. Như vậy xêmina – hình thức thảo luận mang lại nhiều hiệu quả sẽ giúp sinh viên nắm vững kiến thức, đồng thời pháp huy được khả năng tự nghiên cứu học tập, khả năng tư duy lôgic trong cách trình bày bài viết cũng như khi diễn thuyết. Với hình thức này, giáo viên đưa ra một vấn đề, sinh viên buộc phải tìm hiểu trước vấn đề sẽ thảo luận một cách chủ động. Từ đó, sinh viên lựa chọn cho mình một cách hiểu và bảo vệ được quan điểm của mình. Đây chính là quá trình sinh viên tiếp xúc với nghiên cứu khoa học, tự khám phá một cách chủ động với tâm lý thoải mái và hứng thú. Như vậy hiệu quả tiếp thu kiến thức sẽ cao hơn. Trong buổi báo cáo xêmina, vấn đề đưa ra được xem xét trên nhiều khía cạnh. Mỗi sinh viên đều có cơ hội đưa ra ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Nhờ đó họ đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để chủ động chiếm lĩnh được tri thức. Qua mỗi lần diễn thuyết, sinh viên sẽ tìm được cho mình cách diễn đạt khoa học, biết cách trình bày một vấn đề, rèn luyện phong cách người giáo viên, điều đó góp ...

Tài liệu có liên quan: