Danh mục tài liệu

Tô Hoài - Phong cách nghệ thuật: Phần 2

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 577.99 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo tiếp Phần 2 của Tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài để nắm bắt những nội dung sau: Giọng điệu dí dỏm, suồng sã, trữ tình và ngôn ngữ dung dị, tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ; giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ; ngôn ngữ nghệ thuật dung dị, tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ; ngôn ngữ đối thoại mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt trong tác phẩm của Tô Hoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tô Hoài - Phong cách nghệ thuật: Phần 2 Chương 3 GIỌNG ĐIỆU DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH VÀ NGÔN NGỮ DUNG DỊ, TỰ NHIÊN, ĐẬM TÍNH KHẨU NGỮ I. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH Mỗi nhà văn có phong cách đều có một giọng điệu chủ đạo - giọng điệu trời phảilàm nên bản sắc riêng. Nếu giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan là giọngchâm biếm, hài hước nhằm phê phán sự lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phongkiến; giọng điệu nghệ thuật của Nam Cao là giọng đắng cay, chua chát trước những bikịch của con người; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng cảm thươngthống thiết trước sự thống khổ của kiếp người..; thì ở Tô Hoài, giọng điệu nghệ thuậtchủ đạo làm nên bản sắc riêng của nhà văn là giọng dí dỏm hài hước; giọng suồng sãtự nhiên và giọng trữ tình bàng bạc chất thơ bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả trướcmọi biểu hiện tự nhiên của cuộc sống. 1. Giọng điệu dí dỏm hài hước Người đầu tiên nhận diện sắc thái giọng điệu trời phú” này của Tô Hoài là nhànghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Theo ông, ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn này đãbộc lộ chất giọng riêng độc đáo: Tập O chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoàivà cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm,tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê, [40,529]. Nhất trí với pháthiện tinh tế ấy, chúng tôi nhận thấy, giọng điệu dí dỏm hài hước của Tô Hoài được thểhiện ở ba sắc thái chủ yếu: sắc thái dí dỏm hài hước, sắc thái dí dỏm xót xa và sắc tháidí dỏm phê phán. Đó chính là thái độ, tình cảm của nhà văn trước muôn mặt của cuộcsống đời thường. Thể hiện ba sắc thái giọng điệu này, Tô Hoài quả là một nhà văn đầytrách nhiệm và tâm huyết với cuộc sống và con người. a. Sắc thái giọng điệu dí dỏm hài hước Khác với tiếng cười trào phúng mang ý nghĩa phê phán những cái xấu xa, giả dốicủa xã hội phong kiến thực dân như Nguyễn Công Hoan, tiếng cười của Tô Hoài ở sắcthái giọng điệu này nhẹ nhàng, hóm hỉnh không nhằm bộc lộ thái độ mỉa mai hay phêphán. Tiếng cười ở đây toát lên từ những chuyện bất bình thường trong cuộc sống bìnhthường. Do vậy tiếng cười ở sắc thái giọng điệu này ít nhằm gửi gắm những tầng bậc ýnghĩa nhân sinh sâu sắc. Con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó thiết tha với cuộc sốngđời thường, khiến ngòi bút của ông chuyển tải mọi chuyện vui - buồn, hay - dở trongcuộc sống sinh hoạt để cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên đáng yêu của nó. Trong gia tài đồ sộ của Tô Hoài, từ chuyện bà lão Móm giận con đi tự tử (Chớp bểmưa nguồn); chuyện ông Thái 70 tuổi bâng khuâng xúc động trước khi gặp lại người 71xưa (Hoa bìm biển); chuyện ế chồng của cô Đối (Ra Kẻ Chợ)...; đến chuyện sợ vợ, ởbẩn của ông lý Chi (Quê người); chuyện phòng bệnh tháo dạ của Nguyên Hồng,chuyện tình trai của Xuân Diệu, chuyện mê gái của Nguyễn Bính (Cát bụi chânai)... đều có sắc thái của giọng điệu này trên nhiều trang văn. Tiếng cười nhẹ nhàngđược tạo bởi từ một mâu thuẫn khôi hài, một tâm trạng khác thường, một đức tính, thóitật riêng của nhân vật. Tất cả đều được thể hiện cụ thể qua hệ thống từ ngữ, cú pháp,nhịp điệu, ngữ điệu tài tình của câu văn Hãy lắng nghe nhà văn kể chuyện bà lão Móm(Chớp bể mưa nguồn) đi tự tử ở cái ao đầu làng: Chẳng biết có một điều gì bực dọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu. Khônggiận vừa vừa, mà lại giận quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xămxăm chạy ra ngoài ao giếng. Bà la vang cho bốn bên hàng xóm và cho vợ chồng thằngcả Mí biết rằng bà đương đi đâm đầu xuống ao đây. Không có ai ra can bà. Vậy bànhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc cầu ao. Bàrúc đầu vào giữa bụi cây cúc tần mọc loà xoà xuống vệ nước. Mồm bà ngoác ra.Không phải vì sặc nước. Không phải để hắt hơi. Bà ngoác mồm ra kêu thực to. Kêunhư có nhà ai cháy ở trong xóm (...). Ai cũng tưởng bà lão chỉ kêu được vài câu thìchối cổ, phải lóp ngóp bò lên. Chẳng ngờ, họng bà lão khoẻ quá Bà lão vẫn kêu rầmrầm. Mãi sau, có người sốt ruột, xuống kẻo bà lão lên, đưa hộ về nhà. Bà lão liền lênngay. Ở dưới nước một lúc đã thấy chán ?. Tiếng cười được toát lên trước hết từ bản thân hình tượng nhân vật được miêu tả.Hành động đi tự tử của bà lão Móm chứa đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa mục đích vàhành động của chủ thể. Từ hành động chạy ra ao và la làng - cất để cho bốn bên hàngxóm và vợ chồng thằng cả Mí biết bà đương đi đâm đầu xuống ao đây; hành độngnhảy xuống ao - vì không có ai ra can bà, vậy bà nhảy phốc xuống ao thực, đánh ùmmột cái; đến hành động lên bờ ngay của bà - vì có người xuống kéo bà lên... bà liềnlên ngay, đều được diễn tả rất sinh động. Thể hiện mâu thuẫn ấy, tác giả kết hợp ngữđiệu diễu nhại khôi hài của câu văn, với hệ thống động từ mạnh đặc thù: xắn (haimép váy), xăm xăm chạy, la vang, nhảy phốc (xuống ao), rồi bĩu (hai tay vàocọc) ...