Toán tài chính: Lãi đơn
Số trang: 42
Loại file: pdf
Dung lượng: 565.98 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG 1: LÃI ĐƠN (simple interest)
1.1. Lợi tức và lãi suất 1.2. Khái niệm lãi đơn và công thức tính lãi đơn 1.3. Lãi suất ngang giá và lãi suất trung bình 1.4. Lãi suất thực trong lãi đơn 1.5. Bảng tính tài chính 1.6. Ứng dụng lãi đơn 1.1. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT 1.1.1. Lợi tức (yield) Lợi tức hay còn gọi là tiền lãi là số tiền mà người sử dụng vốn (người vay) phải trả cho người nhượng quyền sử dụng vốn (người cho vay) trong một thời gian nhất định. Ví dụ 1.1.: Ông A...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Toán tài chính: Lãi đơn CHƯƠNG 1: LÃI ĐƠN (simple interest) 1.1. Lợi tức và lãi suất 1.2. Khái niệm lãi đơn và công thức tính lãi đơn 1.3. Lãi suất ngang giá và lãi suất trung bình 1.4. Lãi suất thực trong lãi đơn 1.5. Bảng tính tài chính 1.6. Ứng dụng lãi đơn 1.1. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT 1.1.1. Lợi tức (yield) Lợi tức hay còn gọi là tiền lãi là số tiền mà người sử dụng vốn (người vay) phải trả cho người nhượng quyền sử dụng vốn (người cho vay) trong một thời gian nhất định. Ví dụ 1.1.: Ông A gửi tiền tiết kiệm với số tiền 100 triệu đồng vào ngân hàng thương mại X, sau 12 tháng ngân hàng X trả tiền lãi cho Ông A 10 triệu đồng. - Người vay: Ngân hàng thương mại X - Người cho vay : Ông A - Số vốn vay : 100 triệu đồng - Lợi tức : 10 triệu đồng - Thời gian : 12 tháng 1.1.2. Lãi suất (interest rate) Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi trên số vốn vay mà người vay phải trả cho người cho vay trong một thời gian nhất định. Theo ví dụ 1.1: Tiền lãi Số Lãi suất = ────────── * 100 vốn vay 10 = * 100 = 10% 100 1.2. KHÁI NIỆM LÃI ĐƠN VÀ CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN 1.2.1. Khái niệm lãi đơn Lãi đơn là tiền lãi chỉ tính trên số vốn vay ban đầu trong suốt kỳ hạn vay. Nói cách khác tiền lãi của kỳ hạn trước không được nhập vào vốn vay ban đầu để tính lãi cho kỳ hạn kế tiếp. Ví dụ 1.2: Ông A gửi gửi tiền tiết kiệm với số tiền 100 triệu đồng vào ngân hàng thương mại X, thời hạn 2 năm với lãi đơn 10% năm. Năm thứ 1: Ông A nhận được tiền lãi: 100 triệu đồng * 10% = 10 triệu đồng Năm thứ 2: Ông A nhận được tiền lãi: 100 triệu đồng * 10% = 10 triệu đồng Page 1 Như vậy Ông A nhận được 20 triệu đồng tiền lãi (mỗi năm 10 triệu đồng) và sau 2 năm Ông A nhận lại 100 triệu đồng vốn gốc. Tổng số tiền cuối cùng Ông A nhận được là 120 triệu đồng. Nếu gọi PV : Vốn gốc ban đầu FV : Tổng giá trị cuối tính đến thời điểm n r : Lãi suất n : Số kỳ hạn In : Lợi tức 1.2.2. Công thức tính lãi đơn Ta có công thức tính lãi đơn: I n = PV * r * n In = 100 * 10% * 2 = 20 triệu đồng Và công thức tính tổng giá trị cuối tính đến thời điểm n FV = PV(1 + n * r) FV = 100 (1+2*10%) = 120 triệu đồng 1.3. LÃI SUẤT NGANG GIÁ VÀ LÃI SUẤT TRUNG BÌNH 1.3.1. Lãi suất ngang giá Lãi suất ngang giá còn được gọi là lãi suất tương đương, là 2 lãi suất r và rk, có cùng một số vốn gốc và cùng một thời gian nhưng 2 chu kỳ khác nhau cho tiền lãi tương đương nhau. r rk = k Ví dụ 1.3: Ngân hàng thương mại X cho Công ty M vay 100 triệu đồng trong thời gian 18 tháng với lãi đơn 13,2%/năm, lãi suất ngang giá hằng tháng: r 13,2 Lãi suất tương đương mỗi tháng: rk = = = 1,1% k 12 - FV tính theo năm : 100 (1+ 18/12 * 13,2%) = 119,8 triệu đồng - FV tính theo tháng : 100 (1+18*1,1%) = 119,8 triệu đồng 1.3.2. Lãi suất trung bình Trong quá trình đầu tư có thể có nhiều mức lãi suất khác nhau theo thời gian khác nhau. Do đó, cần phải tính lãi suất trung bình. Công thức tính lãi suất trung bình như sau: ∑nk*rk = rTB ∑nk Ví dụ 1.4: Doanh nghiệp M vay của ngân hàng thương mại X số tiền 100 triệu đồng, lãi đơn và thời gian tương ứng như sau: 6 tháng đầu với lãi suất 12%/năm, 5 tháng kế tiếp với lãi Page 2 suất 13,2%/năm và 7 tháng cuối với lãi suất 14,4%/năm. Tính lãi suất trung bình và tổng số tiền doanh nghiệp M phải trả. (6 * 12% / 12) + (5 * 13,2% / 12) + (7 * 14,4% / 12) 6% + 5,5% + 8,4% 19,9% rTB = = = = 1,1% 6+5+7 18 18 FV = 100(1+18*1,1%) = 119,9 triệu đồng 1.4. LÃI SUẤT THỰC TRONG LÃI ĐƠN Lãi suất thực là mức chi phí thực tế mà người đi vay phải trả để sứ dụng vốn vay trong thời gian nhất định. Công thức tính lãi suất thực I+ f rt = PV Ví dụ 1.5: Doanh nghiệp N vay của ngân hàng thương mại Y, số vốn 200 triệu đồng, lãi đơn 9,6%/năm. Ngoài ra, còn có phí hồ sơ: 200.000$ và các khoản chi phí khác: 0,2% vốn gốc. Tính lãi suất thực nếu thời gian vay 12 tháng và thời gian vay 4 tháng? Nếu trong hợp đồng, doanh nghiệp N phải trả lãi trước thì lãi suất thực là bao nhiêu? a. Vay trả cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng: - Lãi vay: 200.000.000$ * 9,6% = 19.200.000$ - Phí hồ sơ: = 200.000$ - Phí khác: 200.000.000$ * 0,2% = 400.000$ Tổng chi phí: = 19.800.000$ - Vốn thực sự sử dụng: 200.000.000$ - 600.000$ = 199.400.000$ - Lãi suất thực: rt = 19.800.000$/199.400.000$ = 9,93%/năm b. Vay trả cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng: - Lãi vay: 200.000.000$ * 4/12*9,6% = 6.400.000$ - Phí hồ sơ: = 200.000$ - Phí khác: 200.000.000$ * 0,2% = 400.000$ Tổng chi phí: = 7.000.000$ - Vốn thực sự sử dụng: 200.000.000$ - 600.000$ = 199.400.000$ - Lãi suất thực: rt = (7.000.000$/199.400.000$)12/4 = 10,53%/năm c. Trường hợp trả trước: - Vay 12 tháng: Page 3 + Vốn thực sử dụng: 200.000.000$ - 19.800.000$ = 180.200.000$ + rt = 19.800.000$/ 180.200.000$ = 10,99%/năm - Vay 4 tháng: + Vốn thực sử dụng: 200.000.000$ - 7.000.000$ = 193.000.000$ + rt = (7.000.000$/ 193.000.000$)12/4 = 10,88%/năm 1.5. BẢNG TÍNH TÀI CH ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Toán tài chính: Lãi đơn CHƯƠNG 1: LÃI ĐƠN (simple interest) 1.1. Lợi tức và lãi suất 1.2. Khái niệm lãi đơn và công thức tính lãi đơn 1.3. Lãi suất ngang giá và lãi suất trung bình 1.4. Lãi suất thực trong lãi đơn 1.5. Bảng tính tài chính 1.6. Ứng dụng lãi đơn 1.1. LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT 1.1.1. Lợi tức (yield) Lợi tức hay còn gọi là tiền lãi là số tiền mà người sử dụng vốn (người vay) phải trả cho người nhượng quyền sử dụng vốn (người cho vay) trong một thời gian nhất định. Ví dụ 1.1.: Ông A gửi tiền tiết kiệm với số tiền 100 triệu đồng vào ngân hàng thương mại X, sau 12 tháng ngân hàng X trả tiền lãi cho Ông A 10 triệu đồng. - Người vay: Ngân hàng thương mại X - Người cho vay : Ông A - Số vốn vay : 100 triệu đồng - Lợi tức : 10 triệu đồng - Thời gian : 12 tháng 1.1.2. Lãi suất (interest rate) Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi trên số vốn vay mà người vay phải trả cho người cho vay trong một thời gian nhất định. Theo ví dụ 1.1: Tiền lãi Số Lãi suất = ────────── * 100 vốn vay 10 = * 100 = 10% 100 1.2. KHÁI NIỆM LÃI ĐƠN VÀ CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN 1.2.1. Khái niệm lãi đơn Lãi đơn là tiền lãi chỉ tính trên số vốn vay ban đầu trong suốt kỳ hạn vay. Nói cách khác tiền lãi của kỳ hạn trước không được nhập vào vốn vay ban đầu để tính lãi cho kỳ hạn kế tiếp. Ví dụ 1.2: Ông A gửi gửi tiền tiết kiệm với số tiền 100 triệu đồng vào ngân hàng thương mại X, thời hạn 2 năm với lãi đơn 10% năm. Năm thứ 1: Ông A nhận được tiền lãi: 100 triệu đồng * 10% = 10 triệu đồng Năm thứ 2: Ông A nhận được tiền lãi: 100 triệu đồng * 10% = 10 triệu đồng Page 1 Như vậy Ông A nhận được 20 triệu đồng tiền lãi (mỗi năm 10 triệu đồng) và sau 2 năm Ông A nhận lại 100 triệu đồng vốn gốc. Tổng số tiền cuối cùng Ông A nhận được là 120 triệu đồng. Nếu gọi PV : Vốn gốc ban đầu FV : Tổng giá trị cuối tính đến thời điểm n r : Lãi suất n : Số kỳ hạn In : Lợi tức 1.2.2. Công thức tính lãi đơn Ta có công thức tính lãi đơn: I n = PV * r * n In = 100 * 10% * 2 = 20 triệu đồng Và công thức tính tổng giá trị cuối tính đến thời điểm n FV = PV(1 + n * r) FV = 100 (1+2*10%) = 120 triệu đồng 1.3. LÃI SUẤT NGANG GIÁ VÀ LÃI SUẤT TRUNG BÌNH 1.3.1. Lãi suất ngang giá Lãi suất ngang giá còn được gọi là lãi suất tương đương, là 2 lãi suất r và rk, có cùng một số vốn gốc và cùng một thời gian nhưng 2 chu kỳ khác nhau cho tiền lãi tương đương nhau. r rk = k Ví dụ 1.3: Ngân hàng thương mại X cho Công ty M vay 100 triệu đồng trong thời gian 18 tháng với lãi đơn 13,2%/năm, lãi suất ngang giá hằng tháng: r 13,2 Lãi suất tương đương mỗi tháng: rk = = = 1,1% k 12 - FV tính theo năm : 100 (1+ 18/12 * 13,2%) = 119,8 triệu đồng - FV tính theo tháng : 100 (1+18*1,1%) = 119,8 triệu đồng 1.3.2. Lãi suất trung bình Trong quá trình đầu tư có thể có nhiều mức lãi suất khác nhau theo thời gian khác nhau. Do đó, cần phải tính lãi suất trung bình. Công thức tính lãi suất trung bình như sau: ∑nk*rk = rTB ∑nk Ví dụ 1.4: Doanh nghiệp M vay của ngân hàng thương mại X số tiền 100 triệu đồng, lãi đơn và thời gian tương ứng như sau: 6 tháng đầu với lãi suất 12%/năm, 5 tháng kế tiếp với lãi Page 2 suất 13,2%/năm và 7 tháng cuối với lãi suất 14,4%/năm. Tính lãi suất trung bình và tổng số tiền doanh nghiệp M phải trả. (6 * 12% / 12) + (5 * 13,2% / 12) + (7 * 14,4% / 12) 6% + 5,5% + 8,4% 19,9% rTB = = = = 1,1% 6+5+7 18 18 FV = 100(1+18*1,1%) = 119,9 triệu đồng 1.4. LÃI SUẤT THỰC TRONG LÃI ĐƠN Lãi suất thực là mức chi phí thực tế mà người đi vay phải trả để sứ dụng vốn vay trong thời gian nhất định. Công thức tính lãi suất thực I+ f rt = PV Ví dụ 1.5: Doanh nghiệp N vay của ngân hàng thương mại Y, số vốn 200 triệu đồng, lãi đơn 9,6%/năm. Ngoài ra, còn có phí hồ sơ: 200.000$ và các khoản chi phí khác: 0,2% vốn gốc. Tính lãi suất thực nếu thời gian vay 12 tháng và thời gian vay 4 tháng? Nếu trong hợp đồng, doanh nghiệp N phải trả lãi trước thì lãi suất thực là bao nhiêu? a. Vay trả cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng: - Lãi vay: 200.000.000$ * 9,6% = 19.200.000$ - Phí hồ sơ: = 200.000$ - Phí khác: 200.000.000$ * 0,2% = 400.000$ Tổng chi phí: = 19.800.000$ - Vốn thực sự sử dụng: 200.000.000$ - 600.000$ = 199.400.000$ - Lãi suất thực: rt = 19.800.000$/199.400.000$ = 9,93%/năm b. Vay trả cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng: - Lãi vay: 200.000.000$ * 4/12*9,6% = 6.400.000$ - Phí hồ sơ: = 200.000$ - Phí khác: 200.000.000$ * 0,2% = 400.000$ Tổng chi phí: = 7.000.000$ - Vốn thực sự sử dụng: 200.000.000$ - 600.000$ = 199.400.000$ - Lãi suất thực: rt = (7.000.000$/199.400.000$)12/4 = 10,53%/năm c. Trường hợp trả trước: - Vay 12 tháng: Page 3 + Vốn thực sử dụng: 200.000.000$ - 19.800.000$ = 180.200.000$ + rt = 19.800.000$/ 180.200.000$ = 10,99%/năm - Vay 4 tháng: + Vốn thực sử dụng: 200.000.000$ - 7.000.000$ = 193.000.000$ + rt = (7.000.000$/ 193.000.000$)12/4 = 10,88%/năm 1.5. BẢNG TÍNH TÀI CH ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kế toán tài chính quản lý ngân sách chi phí doanh nghiệp phân tích tài chính báo cáo tài chính tỷ số tài chính Tài chính tiền tệTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 401 1 0 -
72 trang 383 1 0
-
203 trang 373 13 0
-
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 332 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 327 1 0 -
Hành vi tổ chức - Bài 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
16 trang 317 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 308 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 297 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 250 3 0