
Tôi thấy thích khi xem 'The Form'…
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 218.21 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cactus Gallery hóa ra rất gần “trung tâm” – tức gần trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Giả định rằng nếu đã là sinh viên trường này thì sẽ không bỏ qua bất kỳ triển lãm lớn nhỏ nào có trong thành phố… Nhưng có vẻ không phải như thế… Nhân viên trực gallery nói hôm khai mạc thì đông, nhưng những ngày sau chỉ lai rai. Tôi thấy tiếc nếu các bạn sinh viên mỹ thuật, cho đến ngày kết thúc triển lãm, vẫn chưa nhìn thấy tận mắt những bọc nilon cột dây này của Trần Minh Tâm....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi thấy thích khi xem “The Form”… Tôi thấy thích khi xem “The Form”…Cactus Gallery hóa ra rất gần “trung tâm” – tức gần trường Đại học Mỹthuật TP.HCM. Giả định rằng nếu đã là sinh viên trường này thì sẽkhông bỏ qua bất kỳ triển lãm lớn nhỏ nào có trong thành phố…Nhưng có vẻ không phải như thế… Nhân viên trực gallery nói hômkhai mạc thì đông, nhưng những ngày sau chỉ lai rai. Tôi thấy tiếc nếucác bạn sinh viên mỹ thuật, cho đến ngày kết thúc triển lãm, vẫn chưanhìn thấy tận mắt những bọc nilon cột dây này của Trần Minh Tâm.*Hôm ấy, ba người đi cùng đều không thích. Người thì nói đơn điệu,người nói chẳng khác gì bài vẽ của sinh viên giỏi trong lớp, người lạichê khiên cưỡng… Nhưng tôi thấy tranh trong The Form là những tácphẩm tốt, về nghề.Có hai gian triển lãm tất cả. Tranh rất to, (hôm ấy quên đo); mỗi tranhchỉ là một bọc nilon, cái có cột dây đơn giản, cái thắt eo phức tạp thànhhình người (mặc đồ lót), nhưng từng cái bọc nước ấy được phóng tothật là to, gây cảm giác bối rối cho người xem vì ánh sáng như gần hơn,đập vào mặt. Tuy nhiên, cái giỏi của Tâm là vẫn giữ cho đó là nhữnghình khối căng mềm, tạo cảm giác nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.Người bạn đi cùng chê màu của cả phòng tranh nhìn xam xám, trăngtrắng, chán chết. Tranh thì phải hấp dẫn về màu chứ, dù đơn màu…Nhưng tôi lại nhìn thấy ở Tâm một sự say mê thách thức – thách thứcvề ánh sáng, về khối lớn, về màu.Trong The Form, sáng tối có phân mảng, lại đan xen bằng mảng miếngtinh tế, tự nhiên nên tuy là một bịch nước, một “chất”, nhưng lại khôngbị đơn điệu, vẫn giữ được độ sinh động của nước; (nước thì có bao giờlà đơn điệu, dù chỉ lặng im trong một cái thau!).Những bức tranh to vậy mà nhìn bề mặt tranh, dù xa hay gần, chất sơncũng không bị khô. Cứ nghĩ Tâm đã giữ được một mức năng lượng ổnđịnh đến thế nào khi đi những đường cọ suốt một bức tranh dài mà vẫngiữ được cách vờn khối phóng khoáng, đơn giản, không gây cảm giácngười vẽ mệt mỏi, lì cảm xúc…Về màu, rõ ràng Tâm chủ đích tiết chế màu, và chủ đích này cũngmang một ý nghĩa nào đó. Làm sao màu ít mà không nhạt, đó khôngphải là điều dễ làm.The form 4, 185 x 290cm, sơn dầu trên bố, 2012*Tôi vẫn nghĩ tĩnh vật là một thể loại mà người vẽ phải rất “gan” mớidám thực hiện. Làm sao trong một vật tĩnh mà thấy được cái động củalòng mình? Chọn vật nào để nó vừa là hình, vừa là biểu tượng? Vẽ làmsao để tự nhiên như nhiên mà lại không sa vào tự nhiên chủ nghĩa, kiểuvẽ chỉ để vẽ (tả hình)?Tâm đã chọn được bịch nước. Bịch và nước. Một thách thức lớn vì cảhai thứ đều trong veo, có vẻ nhạt nhẽo. Nhưng tôi không thấy Tâm bịquá sức khi mô tả vật, không bị cảm giác khổ công, gò ép cho vật mangđược ý nghĩa, vậy mà vẫn có hiệu quả. Và vẫn đầy ý nghĩa…Nước là tình cảm của tác giả. Bịch nilon giữ lại những điều ấy. Sợi dâylà sự ràng buộc (hay kết nối) với thế giới bên ngoài. Hình thức (vật) vớinội dung (ám ảnh tác giả) đã là một.Người ngoài nghề thường hay thắc mắc, sao không vẽ cái này, saokhông vẽ cái kia?… Quanh ta lúc nào chẳng có hàng vạn thứ có thể vẽ,nhưng như lời một bài hát, có những điều ta “nhìn mà không thấy”, vàta chỉ vẽ được những cái ta “thấy”. Đó có thể là những điều rất bìnhthường nhưng bỗng một ngày ta phát hiện được, “thấy” được vẻ đẹp vàgiá trị sống của nó. Xét cho cùng, đó là thú vui mà cũng là nhiệm vụcủa người nghệ sĩ: đi tìm cái đẹp bên trong, bộc lộ nó ra cho ngườikhác cùng thấy. Vả chăng, người nghệ sĩ không phải là người thợ vẽđơn thuần. Mục đích của họ tuy cũng là ghi lại bằng hình những điều từcuộc sống, nhưng đó là điều mà họ bị ám ảnh và họ thấy xúc động. Tôinghĩ ở The Form, Tâm đã “thấy” nước, thấy sự bùng nổ tiềm ẩn đầy đedọa của nước.The form 3, 145 x 185cm, sơn dầu trên bố, 2012*Đi xem tranh với người ngoài nghề có những cái rất khác với ngườitrong nghề. Người ngoài nghề thường khen chê đẹp xấu theo một conmắt… đẹp xấu. Người trong nghề thì lại tìm đến yếu tố “mới hơn”,“khác đi” trong tác phẩm của đồng nghiệp. Nhất là những nghệ thuậtđương đại nở rộ, thách thức người nghệ sĩ phải sáng tạo phức tạp hơn,đan xen (ý tưởng, đặt vấn đề, giải quyết, bút pháp, màu sắc, chất liệu,hình khối…)Tôi thấy, tóm lại, Trần Minh Tâm tìm được “chủ thể” mới, hình thứcriêng, mà vẫn bảo toàn được kỹ thuật vẽ, tài vẽ. Lại nghĩ, trong sángtạo, thấy được điều “mới” là điều kiện cần, còn có được cái tài, cáiriêng của tác giả chính là điều kiện đủ cho một tác phẩm tốt. Còn thiếumột trong hai thì sao? Chẳng phải đa phần chúng ta đều thế sao?… ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôi thấy thích khi xem “The Form”… Tôi thấy thích khi xem “The Form”…Cactus Gallery hóa ra rất gần “trung tâm” – tức gần trường Đại học Mỹthuật TP.HCM. Giả định rằng nếu đã là sinh viên trường này thì sẽkhông bỏ qua bất kỳ triển lãm lớn nhỏ nào có trong thành phố…Nhưng có vẻ không phải như thế… Nhân viên trực gallery nói hômkhai mạc thì đông, nhưng những ngày sau chỉ lai rai. Tôi thấy tiếc nếucác bạn sinh viên mỹ thuật, cho đến ngày kết thúc triển lãm, vẫn chưanhìn thấy tận mắt những bọc nilon cột dây này của Trần Minh Tâm.*Hôm ấy, ba người đi cùng đều không thích. Người thì nói đơn điệu,người nói chẳng khác gì bài vẽ của sinh viên giỏi trong lớp, người lạichê khiên cưỡng… Nhưng tôi thấy tranh trong The Form là những tácphẩm tốt, về nghề.Có hai gian triển lãm tất cả. Tranh rất to, (hôm ấy quên đo); mỗi tranhchỉ là một bọc nilon, cái có cột dây đơn giản, cái thắt eo phức tạp thànhhình người (mặc đồ lót), nhưng từng cái bọc nước ấy được phóng tothật là to, gây cảm giác bối rối cho người xem vì ánh sáng như gần hơn,đập vào mặt. Tuy nhiên, cái giỏi của Tâm là vẫn giữ cho đó là nhữnghình khối căng mềm, tạo cảm giác nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.Người bạn đi cùng chê màu của cả phòng tranh nhìn xam xám, trăngtrắng, chán chết. Tranh thì phải hấp dẫn về màu chứ, dù đơn màu…Nhưng tôi lại nhìn thấy ở Tâm một sự say mê thách thức – thách thứcvề ánh sáng, về khối lớn, về màu.Trong The Form, sáng tối có phân mảng, lại đan xen bằng mảng miếngtinh tế, tự nhiên nên tuy là một bịch nước, một “chất”, nhưng lại khôngbị đơn điệu, vẫn giữ được độ sinh động của nước; (nước thì có bao giờlà đơn điệu, dù chỉ lặng im trong một cái thau!).Những bức tranh to vậy mà nhìn bề mặt tranh, dù xa hay gần, chất sơncũng không bị khô. Cứ nghĩ Tâm đã giữ được một mức năng lượng ổnđịnh đến thế nào khi đi những đường cọ suốt một bức tranh dài mà vẫngiữ được cách vờn khối phóng khoáng, đơn giản, không gây cảm giácngười vẽ mệt mỏi, lì cảm xúc…Về màu, rõ ràng Tâm chủ đích tiết chế màu, và chủ đích này cũngmang một ý nghĩa nào đó. Làm sao màu ít mà không nhạt, đó khôngphải là điều dễ làm.The form 4, 185 x 290cm, sơn dầu trên bố, 2012*Tôi vẫn nghĩ tĩnh vật là một thể loại mà người vẽ phải rất “gan” mớidám thực hiện. Làm sao trong một vật tĩnh mà thấy được cái động củalòng mình? Chọn vật nào để nó vừa là hình, vừa là biểu tượng? Vẽ làmsao để tự nhiên như nhiên mà lại không sa vào tự nhiên chủ nghĩa, kiểuvẽ chỉ để vẽ (tả hình)?Tâm đã chọn được bịch nước. Bịch và nước. Một thách thức lớn vì cảhai thứ đều trong veo, có vẻ nhạt nhẽo. Nhưng tôi không thấy Tâm bịquá sức khi mô tả vật, không bị cảm giác khổ công, gò ép cho vật mangđược ý nghĩa, vậy mà vẫn có hiệu quả. Và vẫn đầy ý nghĩa…Nước là tình cảm của tác giả. Bịch nilon giữ lại những điều ấy. Sợi dâylà sự ràng buộc (hay kết nối) với thế giới bên ngoài. Hình thức (vật) vớinội dung (ám ảnh tác giả) đã là một.Người ngoài nghề thường hay thắc mắc, sao không vẽ cái này, saokhông vẽ cái kia?… Quanh ta lúc nào chẳng có hàng vạn thứ có thể vẽ,nhưng như lời một bài hát, có những điều ta “nhìn mà không thấy”, vàta chỉ vẽ được những cái ta “thấy”. Đó có thể là những điều rất bìnhthường nhưng bỗng một ngày ta phát hiện được, “thấy” được vẻ đẹp vàgiá trị sống của nó. Xét cho cùng, đó là thú vui mà cũng là nhiệm vụcủa người nghệ sĩ: đi tìm cái đẹp bên trong, bộc lộ nó ra cho ngườikhác cùng thấy. Vả chăng, người nghệ sĩ không phải là người thợ vẽđơn thuần. Mục đích của họ tuy cũng là ghi lại bằng hình những điều từcuộc sống, nhưng đó là điều mà họ bị ám ảnh và họ thấy xúc động. Tôinghĩ ở The Form, Tâm đã “thấy” nước, thấy sự bùng nổ tiềm ẩn đầy đedọa của nước.The form 3, 145 x 185cm, sơn dầu trên bố, 2012*Đi xem tranh với người ngoài nghề có những cái rất khác với ngườitrong nghề. Người ngoài nghề thường khen chê đẹp xấu theo một conmắt… đẹp xấu. Người trong nghề thì lại tìm đến yếu tố “mới hơn”,“khác đi” trong tác phẩm của đồng nghiệp. Nhất là những nghệ thuậtđương đại nở rộ, thách thức người nghệ sĩ phải sáng tạo phức tạp hơn,đan xen (ý tưởng, đặt vấn đề, giải quyết, bút pháp, màu sắc, chất liệu,hình khối…)Tôi thấy, tóm lại, Trần Minh Tâm tìm được “chủ thể” mới, hình thứcriêng, mà vẫn bảo toàn được kỹ thuật vẽ, tài vẽ. Lại nghĩ, trong sángtạo, thấy được điều “mới” là điều kiện cần, còn có được cái tài, cáiriêng của tác giả chính là điều kiện đủ cho một tác phẩm tốt. Còn thiếumột trong hai thì sao? Chẳng phải đa phần chúng ta đều thế sao?… ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trường phái nghệ thuật mỹ thuật đương đại tư tưởng nghệ thuật trào lưu nghệ thuật triển lãm nghệ thuật nghệ sĩTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 172 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 63 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
Ảnh của GMB Akash: Ở nơi không có mượt mà
15 trang 45 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 43 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 43 0 0 -
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 42 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 40 0 0 -
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN CÁC NĂM SỬU
5 trang 38 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 38 1 0 -
11 trang 37 0 0
-
Các bức điêu khắc độc đáo bằng diêm
8 trang 37 0 0 -
12 trang 37 0 0
-
10 trang 37 0 0
-
Thuật Điêu Khắc Tượng Phật Nhật Bản
4 trang 36 0 0