Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.97 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu tác hại do tai biến lũ quét gây nên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ----------------------- NGUYỄN THỊ THU HIỀNNGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LŨ QUÉTỞ CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên Mã số : 9 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Chương 2. PGS. TS Nguyễn Ngọc Thạch Phản biện 1: GS. TS Trương Quang Hải Viện VN học và Khoa học phát triển - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: GS. TS Nguyễn Khanh Vân Viện Địa lý Phản biện 3: GS. TS Nguyễn Viết Thịnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Tỉnh Quảng Nam thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ với diện tích 10.438,4km², trên70% diện tích là đồi núi và là một tỉnh còn nghèo (3/62 huyện nghèo của cả nước) cótới 9 huyện được xếp là huyện miền núi trong tổng số 18 huyện và thành phố. Địa hìnhQuảng Nam có cấu trúc phức tạp, đồi núi chiếm ưu thế với mức độ chia cắt sâu và độdốc lớn, mạng lưới sông suối dày đặc, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, sông ngắn vàdốc, kết hợp với đặc điểm địa chất phức tạp. Sự tương tác giữa hoàn lưu gió mùa, hoànlưu tín phong và đặc điểm hệ thống sơn văn đã tạo cho Quảng Nam một lượng mưa dồidào, trung bình 2000 - 2500mm/năm, mưa tập trung theo mùa (chiếm 80% vào mùamưa). Nguy cơ lũ quét tập trung ở khu vực miền núi phía tây Quảng Nam: Bắc Trà My,Nam Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, TiênPhước, nơi tập trung hầu hết cộng đồng các dân tộc thiểu số với kinh tế chậm pháttriển, giao thông đi lại khó khăn, đời sống xã hội còn ở mức thấp so với khu vực đồngbằng. Sự gia tăng tai biến lũ quét tại tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây còndo tác nhân con người trong các hoạt động kinh tế - xã hội sử dụng tự nhiên, vậnhành các công trình thủy bất hợp lý. Trước thực trạng đó, cần có các biện pháp giảmthiểu nguy cơ và hậu quả tai biến do lũ quét gây ra càng sớm càng tốt tạo một môitrường sống an toàn hơn cho cộng đồng dân cư và cung cấp cho họ các thông tin cụthể để chủ động phòng tránh. Những năm qua công tác phòng chống khắc phục ở địaphương chủ yếu bằng biện pháp truyền thống. Tuy các công cụ, phương pháp môphỏng, dự báo nhanh, chậm về lũ quét đã được quan tâm, nghiên cứu từ rất lâu vàcũng đã đạt được rất nhiều tiến bộ nhưng do tính chất quá phức tạp của lũ quét so vớicác hiện tượng thời tiết thông thường và do thiếu dữ liệu đủ và tin cậy nên mức độ tincậy trong dự báo và cảnh báo lũ quét vẫn là một thách thức lớn. Các điểm xảy ra lũquét thường là những nơi có hệ thống công nghệ thông tin hạn chế, trình độ học vấncủa người dân chưa cao, bởi vậy sử dụng bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét để giảmnguy cơ thiệt hại và phòng tránh là một trong những biện pháp thiết thực nhất hiệnnay. Việc nghiên cứu, xác định được các nguyên nhân gây lũ quét, đánh giá nguy cơlũ quét, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm nhẹ thiên tai là vấn đề thiếtthực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn đối với cụ thể từng địa phương nhất là tỉnhQuảng Nam. Do vậy, vấn đề “Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyệnmiền núi tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứusinh (NCS). 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá nguy cơ lũ quét ở cáchuyện miền núi tỉnh Quảng Nam làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phòngtránh và giảm thiểu tác hại do tai biến lũ quét gây nên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; 2) Phân tích các điều kiện vàtác nhân gây nên nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam; 3) Đánh giátổng hợp các tác nhân gây nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam; 4)Đề xuất các giải pháp nhằm phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do tai biến lũ quétgây nên ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 2 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về không gian: Các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam: Bắc Trà My, Nam Trà My,Phước Sơn, Tiên Phước, Nông Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Hiệp Đức. - Về thời gian: Để hoàn thành luận án, NCS tiến hành thu thập tài liệu về khí hậu từnăm 1981 - 2015, về các trận lũ quét diễn ra trong lịch sử từ năm 2005 - 2015. - Về nội dung: 1) Xác định các điều kiện và tác nhân gây nên lũ quét ở tỉnh QuảngNam; 2) Đề tài ứng dụng mô hình kết hợp phân tích, đánh giá cảnh quan theo hướngnghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp để thành lập bản đồ phân cấp nguy cơ lũ quét ởcác huyện miền núi tỉnh Quảng Nam; 3) Đề xuất phục hồi tỷ lệ che phủ rừng và táiphân bố dân cư là giải pháp ưu tiên nhằm phòng tránh và giảm nhẹ tai biến do nguycơ lũ quét tại địa bàn nghiên cứu. 4. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ Luận điểm 1: Theo hướng nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp, luận án đã liên kết phântích lưu vực về các nhân tố ( độ dốc, độ chênh cao địa hình, lượng mưa) tham gia vào quátrình động lực tạo năng lượng dòng chảy với phân tích cảnh quan đánh giá ảnh hưởng củacác nhân tố cảnh quan đến sự điều tiết năng lượng dòng chảy hình thành lũ quét. Phân cấpcác tiểu lưu vực về nguy cơ lũ quét phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất và tái phân bốdân cư nhằm phòng tránh , giảm thiểu tai biến lũ quét ...

Tài liệu có liên quan: